Hiện nay, ông P.P.N.T (cư trú tại TP.Hồ Chí Minh) là người đang có mức lương hưu cao nhất cả nước với hơn 124 triệu đồng/tháng. Trước khi nghỉ hưu, ông T. là Chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm Tổng Giám đốc của một công ty. Tháng 4/2015, ông T. nghỉ hưu với mức lương hưu hơn 87,3 triệu đồng/tháng. Sau 05 lần điều chỉnh lương hưu của Nhà nước, đến tháng 6/2023, mức lương hưu của ông T. là 124.714.600 đồng/tháng.
Ảnh: Internet |
Để có được mức lương hưu như hiện tại, ông T. đã có trên 23 năm đóng BHXH, trong đó, giai đoạn trước năm 2007 khi quy định tiền lương làm căn cứ đóng BHXH theo mức lương thực tế (số tiền đóng BHXH không bị giới hạn mức trần), mức đóng BHXH của ông T. rất cao. Có những thời điểm, mức tiền lương đóng BHXH bình quân của ông T. là hơn 200 triệu đồng/tháng.
Khi Luật BHXH năm 2006 có hiệu lực, đã quy định mức trần tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc cao nhất bằng 20 tháng lương tối thiểu chung (hoặc lương cơ sở). Theo đó, từ tháng 01/2007 đến tháng 3/2015, ông T. luôn đóng BHXH ở mức cao nhất theo quy định, với mức tiền lương đóng BHXH bình quân là 15,4 triệu đồng/tháng. Trong đó, gần 2 năm trước thời điểm nghỉ hưu (mức lương cơ sở khi đó là 1,15 triệu đồng), mức tiền lương làm căn cứ đóng BHXH hằng tháng của ông T. là 23 triệu đồng/tháng.
Theo thống kê của BHXH Việt Nam, tại thời điểm tháng 4/2023, cả nước có 471 trường hợp có mức hưởng lương lưu từ 20 triệu đồng trở lên. Trong đó: mức hưởng từ 20 triệu đồng đến dưới 30 triệu đồng là 382 trường hợp; từ 30 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng là 80 trường hợp; từ 50 triệu đồng trở lên là 09 trường hợp. Các trường hợp này đều làm việc trong các công ty tư nhân, công ty liên doanh, doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam, có thời gian đóng BHXH theo mức lương thực hưởng bằng tiền ngoại tệ hoặc tiền đồng Việt Nam ở mức cao (trước năm 2007) hoặc theo mức tối đa bằng 20 lần mức lương tối thiểu chung/mức lương cơ sở tại thời điểm đóng (từ năm 2007 trở đi).
Căn cứ Điều 56 Luật BHXH năm 2014 và Điều 7 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11/11/2015 của Chính phủ, mức lương hưu hằng tháng của NLĐ được tính bằng tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng nhân với mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH, trong đó:
- Đối với lao động nam nghỉ hưu, cứ 20 năm đóng BHXH được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH;
- Đối với lao động nữ nghỉ hưu, cứ 15 năm đóng BHXH được tính bằng
45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH;
- Sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH, NLĐ được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH;
- NLĐ thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định có toàn bộ thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương này thì tính bình quân tiền lương tháng của số năm đóng BHXH trước khi nghỉ hưu như sau:
+ Tham gia BHXH trước ngày 01/01/1995 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng BHXH của 05 năm cuối trước khi nghỉ hưu;
+ Tham gia BHXH trong khoảng thời gian từ ngày 01/01/1995 đến ngày 31/12/2000 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng BHXH của 06 năm cuối trước khi nghỉ hưu;
+ Tham gia BHXH trong khoảng thời gian từ ngày 01/01/2001 đến ngày 31/12/2006 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng BHXH của 08 năm cuối trước khi nghỉ hưu;
+ Tham gia BHXH trong khoảng thời gian từ ngày 01/01/2007 đến ngày 31/12/2015 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng BHXH của 10 năm cuối trước khi nghỉ hưu;
+ Tham gia BHXH từ ngày 01/01/2016 đến ngày 31/12/2019 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng BHXH của 15 năm cuối trước khi nghỉ hưu;
+ Tham gia BHXH từ ngày 01/01/2020 đến ngày 31/12/2024 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng BHXH của 20 năm cuối trước khi nghỉ hưu;
+ Tham gia BHXH từ ngày 01/01/2025 trở đi thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng BHXH của toàn bộ thời gian.
- NLĐ có toàn bộ thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của toàn bộ thời gian.
- NLĐ vừa có thời gian đóng BHXH thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, vừa có thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương tháng đóng BHXH chung của các thời gian, trong đó thời gian đóng theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định được tính bình quân tiền lương tháng đóng BHXH theo quy định tại khoản 1 Điều 62 Luật BHXH năm 2014.
Hiện, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã đưa ra Dự thảo Thông tư hướng dẫn điều chỉnh lương hưu, trợ cấp BHXH và trợ cấp hằng tháng. Theo đó, từ ngày 01/7/2023, mức lương hưu, trợ cấp BHXH và trợ cấp hằng tháng sẽ được điều chỉnh tăng thêm.
Lương hưu được Nhà nước điều chỉnh định kỳ để đảm bảo cuộc sống của người nghỉ hưu Quá trình tham gia BHXH của người lao động (NLĐ) là khoản tích lũy quý giá khi còn trẻ để về già có lương hưu ... |
Bảo hiểm Tai nạn lao động - Bệnh nghề nghiệp: “Điểm tựa” vững chắc cho người lao động lúc rủi ro Chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (TNLĐ-BNN) là một trong 05 chế độ BHXH bắt buộc được quy định trong Luật BHXH, ... |
Bảo đảm đời sống của người lao động khi về hưu Theo quy định hiện nay, nếu người lao động (NLĐ) tham gia BHXH đủ 35 năm đối với nam, 30 năm đối với nữ, khi ... |
pv
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|