Mùa báo cáo tài chính quý 3 liệu có "ấm"?

(Banker.vn) Các chuyên viên phân tích ngành của Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) cho rằng, thị trường chứng khoán khó có thể có mùa công bố kết quả kinh doanh lạc quan trên diện rộng...

Khép lại quý III/2023, VN-Index tăng 3%, đánh dấu quý tăng thứ 3 liên tiếp của chỉ số này (trước đó chỉ số này tăng 5,2% trong quý 2 và quý 1 tăng 5,7%) bất chấp tuần và tháng cuối quý giảm mạnh. Có thể nói, thị trường chứng khoán 9 tháng đã đi qua 2 giai đoạn lớn. Cụ thể, sau thời gian lình xình từ tháng 2 cho đến tháng 4, thị trường chứng khoán đã bước vào giai đoạn tăng rất mạnh kể từ tháng 5 đến tháng 8 nhờ lực đẩy từ 4 lần giảm lãi suất của Ngân hàng Nhà nước nhằm hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.

Mùa báo cáo tài chính quý 3 liệu có

Tuy nhiên, "con sóng" này đã dừng lại trong tháng 9 vừa qua, sau cuộc họp của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) gần đây về chỉ báo có thể sẽ tăng lãi suất. Những yếu tố đó đã khiến cho tâm lý của nhà đầu tư phản ứng vào thị trường và khiến VN-Index sụt giảm kéo dài cho đến nay.

Theo các chuyên gia, bối cảnh vĩ mô hiện tại vẫn có những điểm thuận lợi, nhưng đã xuất hiện thêm nhiều yếu tố mới, nhất là yếu tố về lạm phát và lãi suất tăng đang khiến cho thị trường chứng khoán giảm sức “nóng”, xu hướng trung hạn đã trở nên khó khăn hơn.

Điểm sáng nhất của thị trường chứng khoán hiện nay là mùa báo cáo kết quả kinh doanh quý 3 đang đến gần với kỳ vọng cải thiện tích cực hơn (tăng trưởng dương so với cùng kỳ trong quý 3/2023 so với tăng trưởng âm trong nửa đầu năm nay) sẽ là yếu tố hỗ trợ cho thị trường cân bằng trở lại, thậm chí tạo “sóng” kết quả kinh doanh quý 3.

Giới phân tích cho rằng diễn biến thị trường sẽ xoay quanh các câu chuyện về ước tính kết quả kinh doanh quý 3/2023 của các doanh nghiệp niêm yết. Song cũng phải nhìn nhận, thông lệ các năm, báo cáo quý III không chịu nhiều sức ép thúc đẩy, do đó sẽ không thể hiện nhiều con số tích cực so với báo cáo quý IV.

"Báo cáo quý 3/2023 sẽ chưa có nhiều gam màu sáng, mà ở mức trung bình", ông Nguyễn Tuấn Anh cho rằng, Chủ tịch Hội đồng quản trị FinPeace nhận xét.

Chứng khoán VPBank (VPBankS) cũng cho rằng lợi nhuận quý này của các doanh nghiệp niêm yết chưa có nhiều điểm sáng.

Khảo sát sơ bộ quan điểm của các chuyên viên phân tích ngành của Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) cho thấy, thị trường khó có thể có mùa công bố kết quả kinh doanh lạc quan trên diện rộng.

Với diễn biến như hiện tại, báo cáo tháng 10 của Chứng khoán BSC khuyến nghị một số nhóm ngành có lợi thế trong giai đoạn cuối năm bao gồm: Xuất khẩu, đầu tư công, bất động sản khu công nghiệp, hàng hóa, công nghiệp.

Với xu hướng trung hạn thay đổi, DSC khuyến nghị chiến lược giao dịch ưu tiên tỷ trọng phòng thủ. Những vị thế giải ngân mới đều cần được giữ ở mức tỷ trọng thăm dò trong bất cứ kịch bản nào. Khi thị trường vẫn tiếp tục điều chỉnh, nhà đầu tư nên ưu tiên quan sát và giao dịch tỷ trọng phòng thủ do áp lực bán hoảng loạn còn diễn ra. Trong trường hợp thị trường tìm được điểm cân bằng quanh các vùng 1.080 - 1.105 điểm, DSC khuyến nghị tìm kiếm cơ hội tập trung tại các nhóm xuất khẩu, hàng hóa và nhóm vốn hóa lớn.

Nhận định chứng khoán ngày 10/10: VN-Index tiếp tục nỗ lực tăng điểm

Lực cầu tích cực kéo dài xuyên suốt phiên 9/10 đã giúp cho VN-Index có được phiên phục hồi tốt, tiếp cận lại khu vực ...

Thị trường chứng khoán ngày 10/10/2023: Thông tin trước giờ mở cửa

Thị trường phục hồi nhưng thanh khoản vẫn thấp; Phó Tổng Giám đốc VietCap bán ra 5,4 triệu cổ phiếu VCI; Thêm một cổ đông ...

Phiên giao dịch ngày 10/10/2023: Những cổ phiếu cần lưu ý

Các công ty chứng khoán vừa đưa ra báo cáo phân tích đối với một số cổ phiếu cần lưu ý cho phiên giao dịch ...

Nhật Hải

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán