Chi tiết, trong ba phiên 13,14 và 15/12, lượng chứng chỉ quỹ của Fubon FTSE Vietnam tăng vọt thêm 12 triệu đơn vị, đánh dấu tuần gom hàng "mạnh tay" nhất trong một tháng gần đây. Quy mô của quỹ này tăng lên gần 2,19 tỷ chứng chỉ quỹ.
Thống kê trong tuần qua, Fubon FTSE Vietnam mua ròng khoảng 138,6 triệu Tân Đài tệ (107,3 tỷ đồng). Chỉ tính riêng tổng giá trị gom ròng trong nửa đầu tháng 12 đạt 162,2 triệu Tân Đài tệ, tương ứng 125,5 tỷ đồng nhưng lượng giải ngân này chưa bằng một nửa tháng trước đó (390,7 triệu Tân Đài tệ).
Diễn biến năm 2023, giữa bối cảnh dòng tiền ngoại rút mạnh khỏi thị trường chứng khoán Việt Nam, Fubon FTSE Vietnam vẫn là điểm cộng với quy mô mua ròng mạnh nhất trong nhóm quỹ ETF với giá trị hơn 1,68 tỷ Tân Đài tệ kể từ đầu năm (1.300 tỷ đồng) tương đương khoảng 54,9 triệu USD.
Tổng giá trị tài sản ròng của quỹ tính đến ngày 15/12 là gần 25,2 tỷ Tân Đài tệ (19.504 tỷ đồng), đang giữ vị thế dẫn đầu trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Thống kê giao dịch khối ngoại từ đầu năm 2023. |
Đối lập với nhà định chế đến từ Đài Loan, DCVFMVN Diamond ETF đang tiếp đà rút quỹ, giảm quy mô còn 17.172 tỷ đồng.
Đánh giá tổng quan về dòng tiền giao dịch khối ngoại, thị trường chứng khoán Việt Nam tiếp tục diễn biến tiêu cực tuần này trong khi một số quốc gia khác hút tiền trở lại. Đơn cử, khối ngoại mua ròng tỷ USD tại ba thị trường Ấn Độ, Hàn Quốc và Đài Loan. Hai thị trường khu vực Asean khác là Indonesia và Thái Lan ghi nhận giá trị mua ròng khả quan đạt 23,1 triệu USD và 63,4 triệu USD.
Đà bán của khối ngoại tại thị trường Malaysia và Philippines đạt dưới 10 triệu USD trong tuần, thấp hơn đáng kể số tiền hàng trăm triệu USD tại Việt Nam. Tính riêng từ 11 - 15/12, NĐT nước ngoài bán ròng hơn 3.350 tỷ đồng trên HOSE, đánh dấu tuần rút ròng tuần thứ 6 liên tục. Tính riêng khớp lệnh, khối ngoại bán ròng gần 3.277 tỷ đồng. Đáng chú ý, tính từ tháng 4/2023 tới nay, nhà đầu tư nước ngoài đã rút ròng gần 27.000 tỉ đồng trên HSX.
Theo CTCK SSI, các chuyên gia nhận định hoạt động rút vốn chịu ảnh hưởng mạnh từ tâm lý quản trị rủi ro của nhà đầu tư cá nhân nước ngoài, trong bối cảnh dòng vốn ETF vào Việt Nam có tỷ trọng chủ yếu đến từ các nhà đầu tư cá nhân nước ngoài và tương quan nghịch chiều với biến động tỷ giá. Thông thường, các giai đoạn tỷ giá USD/VND có biến động mạnh trong tháng (tháng 6/2018, tháng 3/2020, tháng 10/2022) cũng là những giai đoạn các quỹ ETF ghi nhận rút ròng.
Cùng chiều, báo cáo phân tích tháng 9 của CTCK Rồng Việt (VDSC) cho rằng xu hướng bán ròng của khối ngoại có thể chưa chấm dứt, khả năng sẽ ảnh hưởng tới hiệu suất của nhóm cổ phiếu bluechips. Lý do quan trọng nhất khiến hoạt động bán ròng có thể tiếp diễn là rủi ro mất giá của đồng VND. Mặc dù lãi suất quỹ liên bang có thể sẽ không thay đổi trong tháng 9, mức chênh lệch giữa lãi suất qua đêm giữa đồng VND và USD vẫn là rất lớn (khoảng 5%), khiến cho đồng VND có thể tiếp tục mất giá.
Cổ phiếu bank kéo VN-Index trượt khỏi mốc 1.100 điểm Trong phiên giao dịch đầu tuần, nhóm cổ phiếu ngân hàng bất ngờ là gánh nặng khi kéo chỉ số VN-Index trượt khỏi mốc 1.100 ... |
Thanh khoản giao dịch nước ngoài đột biến, khối ngoại "xả hàng" mạnh thứ 3 trong năm Tính từ đầu năm 2023, vào ngày 13/1, khối ngoại bán ròng 3.000 tỷ đồng; ngày 7/7 bán ròng 1.400 tỷ đồng; ngày 11/9 bán ... |
Giao dịch khối ngoại tuần 11-15/12: Cổ phiếu HPG bất ngờ bị bán mạnh, dòng Bank liên tục bị rút ròng Trong tuần giao dịch từ 11-15/12, thanh khoản thị trường chứng khoán khối ngoại tiếp tục neo cao khi bán ròng hơn 3.200 tỷ đồng, ... |
Mộng Diệp
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|