Một ngân hàng lớn bất ngờ tăng lãi suất tiết kiệm tại tất cả kỳ hạn

(Banker.vn) Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank, HOSE: VPB) vừa công bố điều chỉnh tăng lãi suất huy động đồng loạt ở tất cả kỳ hạn từ ngày 27/3.

Theo đó, VPBank điều chỉnh tăng lãi suất tiền gửi kỳ hạn 1 tháng lên 0,1 %/năm, tại kỳ hạn 2-36 tháng lên 0,2%/năm. Cụ thể, VPBank triển khai biểu lãi suất tương ứng theo 5 mức gửi tiền gồm: Dưới 1 tỷ đồng; Từ 1 tỷ đồng đến dưới 3 tỷ đồng; Từ 3 tỷ đồng đến dưới 10 tỷ đồng; Từ 10 tỷ đồng đến dưới 50 tỷ đồng; Từ 50 tỷ đồng trở lên.

Một ngân hàng lớn bất ngờ tăng lãi suất tiết kiệm tại tất cả kỳ hạn
Ảnh: Internet

Với hình thức gửi tiền tại quầy, ở kỳ hạn 1 tháng sau điều chỉnh có lãi suất dao động trong khoảng 2,3 - 2,5%/năm; kỳ hạn 2 - 5 tháng có cùng mức lãi suất dao động trong khoảng 2,6- 2,8%/năm; kỳ hạn 6 - 11 tháng là 4,1 - 4,3%/năm; kỳ hạn 12 - 18 tháng là 4,4 - 4,6%/năm; kỳ hạn 36 tháng là 4,8 - 5%/năm.

Với hình thức gửi tiền online, ở kỳ hạn 1 tháng sau điều chỉnh có lãi suất dao động trong khoảng 2,4 - 2,6%/năm; kỳ hạn 2 - 5 tháng có cùng mức lãi suất dao động trong khoảng 2,7-2,9%/năm; kỳ hạn 6-11 tháng là 4,2 - 4,4%/năm; kỳ hạn 12 - 18 tháng là 4,5 - 4,7%/năm; kỳ hạn 36 tháng là 4,9 - 5,1%/năm.

Như vậy, mức lãi suất huy động cao nhất tại VPBank là 5,2%/năm nếu khách hàng gửi tiền online từ 50 tỷ đồng trở lên, kỳ hạn 24 - 36 tháng.

Giữa cuộc đua hạ lãi suất, vẫn có các ngân hàng “lội ngược dòng” khi quyết định tăng lãi suất, có thể kể đến Eximbank, SHB, Techcombank, Saigonbank (kể từ ngày 19/3). Tuy nhiên, khác với VPBank, 4 ngân hàng này chỉ tăng lãi suất ở một vài kỳ hạn tiền gửi.

Dù một số ngân hàng đã bắt đầu tăng lãi suất trở lại nhằm thu hút thêm tiền gửi sau dịp Tết nguyên đán nhưng xu hướng giảm vẫn chiếm chủ đạo trong tháng 3. Mới nhất, VietinBank, BIDV và Agribank đều đã hạ lãi suất huy động xuống dưới 5%/năm - mức thấp nhất trong hàng chục năm trở lại đây.

Với việc chiếm gần một nửa thị phần huy động tiền gửi toàn hệ thống, động thái của nhóm Big4 được kỳ vọng sẽ khiến mặt bằng lãi suất tiết kiệm khó có thể sớm tăng mạnh trở lại.

Theo giới chuyên môn, mặc dù lãi suất huy động giảm nhiều nhưng lượng tiền gửi tại hệ thống ngân hàng vẫn ở mức cao kỷ lục. Bên cạnh đó, do cầu tín dụng yếu do nhu cầu về sản xuất, tiêu thụ hàng hoá chưa được cải thiện nên hầu hết các ngân hàng chưa mặn mà với việc tăng lãi suất huy động trở lại để hút tiền gửi. Tuy nhiên, tăng trưởng tín dụng được dự báo phục hồi trong quý 2 sẽ khiến thanh khoản hệ thống bớt dồi dào và có khả năng thúc đẩy các ngân hàng tăng lãi suất huy động.

Trong báo cáo phân tích mới công bố, Chứng khoán MB (MBS) cho rằng lãi suất đầu vào có khả năng tạo đáy trong quý 1 và khó có khả năng giảm thêm chủ yếu do cầu tín dụng sẽ có xu hướng tăng lên trong năm 2024.

"Chúng tôi dự báo lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng của các NHTM lớn sẽ có thể nhích thêm 25 – 50 điểm cơ bản, quay về mức 5,25% - 5,5% trong năm 2024", MBS cho hay.

Trong báo cáo phân tích được công bố mới đây, Công ty Chứng khoán SSI nhận định, lãi suất tiền gửi sẽ khó tiếp tục bị “nhấn chìm”. Dự báo, lãi suất tiền gửi 12 tháng vào cuối năm 2024 sẽ nằm trong khoảng 5,5%/năm, tăng 0,5 điểm phần trăm so với năm 2023. Trong khi đó, lãi suất cho vay đối với các khoản vay hiện tại có khả năng giảm thêm 0,5 – 1 điểm phần trăm trong nửa đầu năm 2024.

Ngoài ra, SSI Research cho biết Ngân hàng Nhà nước vẫn có dư địa để thực hiện thêm một lần cắt giảm lãi suất chính sách nữa trong năm 2024 khi hoạt động kinh tế chưa thể quay lại xu hướng tăng trưởng tiềm năng.

Eximbank và VPBank tiếp tục giảm mạnh lãi suất huy động

Mới đây, Eximbank và VPBank tiếp tục có động thái điều chỉnh giảm thêm lãi suất huy động. Eximbank giảm tiếp 0,2 - 0,4 điểm ...

Những bước chạy thịnh vượng VPBank tái ngộ TP Hồ Chí Minh

Sau 3 năm kể từ giải chạy vì cộng đồng ‘JUST RUN - Vì một Việt Nam khỏe mạnh và thịnh vượng’ năm 2021, VPBank ...

VPBank và sự kiên trì với mô hình kinh doanh khác biệt

Năm 2023 đánh dấu năm tăng trưởng với nhiều thách thức cho kinh tế Việt Nam và kéo theo đó là ngành Ngân hàng...

Tuệ Nhi

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán
    Bài cùng chuyên mục