Liên quan đến nghĩa vụ của tổ chức phát hành trái phiếu, Công ty CP Xi măng Công Thanh vừa công bố báo cáo tình hình tài chính sơ bộ 6 tháng đầu năm trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX).
Tính đến cuối năm 2023, Xi măng Công Thanh đã lỗ liên tiếp trong 8 năm |
Theo đó, Xi măng Công Thanh ghi nhận lỗ sau thuế ở mức gần 742 tỷ đồng, tăng nhẹ so với khoản lỗ gần 609 tỷ đồng ở cùng kỳ năm trước. Theo đó, vốn chủ sở hữu của Công ty đã âm hơn 7.747 tỷ.
Nguồn: HNX |
Tính đến ngày 30/6/2024, tổng nợ phải trả của Xi măng Công Thanh lên tới 19.522 tỷ đồng, trong đó dư nợ trái phiếu chiếm hơn 2.400 tỷ đồng. Đây là một phần trong các khoản vay dài hạn và trái phiếu phát hành cho Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) để đầu tư vào dây chuyền 2. Khoản trái phiếu này được phát hành trong giai đoạn 2009-2010, dự kiến đáo hạn vào năm 2033.
Ngoài ra, Công ty cũng có khoản vay ngắn hạn 287 tỷ đồng từ Ngân hàng TMCP Sài Gòn-Hà Nội (SHB), phát sinh từ năm 2017 với lãi suất 10%/năm. Khoản nợ này từng được bán lại cho VAMC vào năm 2019 và được SHB mua lại từ VAMC vào năm 2021.
Theo báo cáo tài chính kiểm toán 2023, tổng nợ vay của Xi măng Công Thanh vào thời điểm 31/12/2023 ở mức 7.317 tỷ đồng, trong đó khoản vay từ VietinBank chiếm 96%, tương đương hơn 7.000 tỷ đồng. Đây là áp lực lớn với Công ty trong bối cảnh nguồn vốn lưu động eo hẹp và khả năng thanh toán các khoản vay đến hạn bị đặt dấu hỏi.
Công ty đã lỗ liên tiếp trong 8 năm, với lỗ lũy kế tính đến 31/12/2023 lên tới 7.906 tỷ đồng. Ước tính, đến hết tháng 6/2024, con số này đã tăng lên khoảng 8.650 tỷ đồng. Tình trạng lỗ kéo dài không chỉ ảnh hưởng đến vốn chủ sở hữu mà còn làm nợ ngắn hạn vượt quá tài sản ngắn hạn, dẫn đến nguy cơ không thể thanh toán các khoản vay và lãi vay đến hạn.
Trong báo cáo tài chính kiểm toán năm 2023, đơn vị kiểm toán đã từ chối đưa ra ý kiến đối với báo cáo tài chính của Công ty. Kiểm toán nhận định, sự tồn tại của các yếu tố không chắc chắn trọng yếu, bao gồm khả năng thanh toán các khoản nợ, đã làm dấy lên nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục của Công ty. Ban lãnh đạo Xi măng Công Thanh cũng không thể cung cấp bằng chứng thuyết phục về kế hoạch thanh toán nợ, làm tăng thêm rủi ro tài chính cho doanh nghiệp.
TNH huy động hơn 500 tỷ đồng, gần một nửa dùng để trả nợ TNH huy động vốn lớn cho dự án bệnh viện và trả nợ vay, đồng thời mở rộng ngành nghề kinh doanh sang giáo dục. ... |
Doanh nghiệp xây dựng hé lộ KQKD 2024: Viglacera ước lãi 1.500 tỷ đồng, Vicem tiếp tục lỗ nặng Báo cáo kết quả kinh doanh 2024 cho thấy sự phân hóa rõ rệt tại các doanh nghiệp xây dựng. Viglacera ước lãi 1.500 tỷ ... |
Phạm Hường