Một cổ phiếu than "nằm sàn" sau chuỗi "phá trần" 6 phiên: Điều gì đang xảy ra?

(Banker.vn) Từ 8 - 15/5, cổ phiếu AAH được hâm nóng trở lại với chuỗi tăng mạnh cùng thanh khoản bùng nổ. 6 phiên tăng trần liên tiếp đưa cổ phiếu AAH lên 7.000 đồng/cp.
Vụ loạt xe tải chở đất ‘lậu’ quay đầu trên cao tốc: UBND tỉnh Thanh Hoá chỉ đạo làm rõ Xuất khẩu than của Việt Nam tăng mạnh Than Đèo Nai-Vinacomin và Than Cọc Sáu-Vinacomin thông báo phát hành cổ phiếu để hoán đổi theo hợp đồng hợp nhất

Công ty Cổ phần Hợp Nhất (UPCoM: AAH) là doanh nghiệp chuyên về sản xuất than, ra đời vào tháng 7/2007 tại huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang. Đây là doanh nghiệp than hiếm hoi thuộc sở hữu tư nhân, không nằm trong hệ thống của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) như đa phần các đơn vị làm than khác trên cả nước.

Hợp Nhất đang khai thác ba mỏ than, đều nằm tại mỏ than Nước Vàng, tỉnh Bắc Giang, với sản lượng hàng năm đạt khoảng 180.000 tấn than thương phẩm, trữ lượng than địa chất được cấp phép đạt hơn 4,17 triệu tấn. Doanh nghiệp cho biết chỉ có sản phẩm duy nhất là than, việc sản xuất than theo từng chủng loại sản phẩm được thực hiện dựa trên nhu cầu sử dụng than của khách hàng.

Một cổ phiếu than
Năm 2024, Hợp Nhất đặt kế hoạch doanh thu 1.100 tỷ đồng, gấp 4,7 lần thực hiện 2023, đồng thời là mức cao nhất trong 5 năm. Lợi nhuận trước thuế kỳ vọng đạt 55 tỷ đồng, gấp 3,6 lần năm trước. Sản lượng sản xuất than dự kiến 180.000 tấn, than sản xuất từ mỏ 260.000 tấn và than thương mại 350.000 tấn.

Trải qua 15 năm phát triển, qua 5 lần tăng vốn, đến nay, vốn điều lệ của Hợp Nhất là 1.179 tỷ đồng. Hồi đầu năm 2024, ngày 11/1 tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) đã diễn ra lễ đánh cồng khai trương phiên giao dịch đầu tiên (11/1) của 117,9 triệu cổ phiếu AAH của Hợp nhất trên sàn UPCoM.

Giá tham chiếu trong ngày đầu tiên giao dịch là 9.000 đồng/cổ phiếu, tương đối hấp dẫn nên số lượng hàng bán ra nhanh chóng được thị trường hấp thụ hết, cổ phiếu AAH lập tức tăng kịch biên độ lên 13.800 đồng/cp, giá trị vốn hóa đẩy lên 1.627 tỷ đồng.

Tuy nhiên, sau đó tân binh ngành than chứng kiến la liệt các phiên giảm kịch sàn. Đỉnh điểm là kết thúc phiên giao dịch 17/4, AAH chỉ còn 3.700 đồng/cp, khác xa thời điểm trước đó 3 tháng.

Từ tuần qua tới nay, cổ phiếu AAH được hâm nóng trở lại với chuỗi tăng mạnh từ 8 - 15/5 cùng thanh khoản bùng nổ. 6 phiên tăng trần liên tiếp đưa cổ phiếu AAH lên mức 7.000 đồng/cp, tương ứng với vốn hóa thị trường 825 tỷ đồng (ngày 15/5). Tuy nhiên, phiên giao dịch hôm nay 16/5, cổ phiếu AAH chính thức "nằm sàn" trong tình trạng trắng bên mua, là dấu chấm hết cho đà tăng "phi mã" trước đó.

Một cổ phiếu than
Cổ phiếu AAH bắt đầu "rơi tự do" từ giữa tháng 3

Trên thực tế, Công ty Hợp Nhất của Chủ tịch Hội đồng quản trị Đặng Quốc Lịch (cổ đông lớn duy nhất sở hữu 35,1 triệu cổ phiếu AAH, tương ứng 29,8% vốn) không phải một doanh nghiệp có tình hình tài chính vững vàng. Báo cáo tài chính hợp nhất trong 3 năm 2019 - 2021 của họ thể hiện những con số thua lỗ rất đáng báo động, lần lượt 23 tỷ đồng, 53 tỷ đồng và 17 tỷ đồng.

Năm 2022, mặc dù có lãi sau thuế 101 tỷ đồng, nhưng Hợp Nhất cũng không giữ được thành tích đó đủ lâu, mà nhanh chóng giảm lãi xuống còn 12 tỷ đồng trong năm tiếp theo, chủ yếu do doanh thu sụt giảm mạnh.

Sang năm 2024, Hợp Nhất đặt kế hoạch doanh thu 1.100 tỷ đồng, gấp 4,7 lần thực hiện 2023, đồng thời là mức cao nhất trong 5 năm. Lợi nhuận trước thuế kỳ vọng đạt 55 tỷ đồng, gấp 3,6 lần năm trước. Sản lượng sản xuất than dự kiến 180.000 tấn, than sản xuất từ mỏ 260.000 tấn và than thương mại 350.000 tấn.

Để hoàn thành mục tiêu có phần xa vời, ban lãnh đạo Hợp Nhất khẳng định sẽ tập trung vốn đầu tư xây lắp công trình phục vụ sản xuất than. Cụ thể, doanh nghiệp sẽ xây dựng các đường lò chuẩn bị khai thác than và các hạng mục phục vụ phụ trợ; triển khai kế hoạch đầu tư điều chỉnh dự án khai thác hầm lò khu IV mỏ than Nước Vàng, thi công hạng mục xây dựng mặt bằng sân công nghiệp với tổng dự toán khoảng 200 tỷ đồng…

Theo đó, Hợp Nhất muốn triển khai đầu tư một số hạng mục gồm: Đề án thăm dò nâng cấp trữ lượng đến đáy tầng than mỏ than Nước Vàng (100 tỷ đồng); hệ thống vận tải liên tục trong lò (200 tỷ đồng); nâng cấp thiết bị điện trong lò và ngoài mặt bằng.

Về triển vọng ngành than, ban lãnh đạo nhận định đến năm 2030, nhu cầu than của Việt Nam được dự báo tương đương khoảng 80,4 triệu TOE (tấn dầu tiêu chuẩn), bình quân đầu người khoảng 0,77 TOE/người. Nhu cầu đầu tư, hiện đại hóa trong ngành than rất lớn để bảo đảm sản lượng tiêu thụ than tăng.

Dù vậy, trong quý I/2024, Hợp Nhất chỉ ghi nhận doanh thu đạt 104 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế gần 3 tỷ đồng. So với cùng kỳ năm ngoái có tăng trưởng nhất định, song nếu đặt cạnh kế hoạch kinh doanh cả năm thì chỉ hoàn thành 10% về doanh thu và 5% về lợi nhuận.

Ánh Dương

Theo: Báo Công Thương
    Bài cùng chuyên mục