Một cổ phiếu ngân hàng tăng 14% trong tuần qua, nhiều mã hồi phục từ đáy

(Banker.vn) Tuần giao dịch vừa qua (3/4 - 7/4), tại nhóm cổ phiếu ngân hàng ghi nhận PGB là mã tăng mạnh nhất với câu chuyện Petrolimex bán đấu giá hơn 40% vốn của PG Bank.

Lãi suất vay 8,2%/năm cho người mua nhà ở xã hội vẫn cao

VNDirect: Lãi suất tiền gửi sẽ tiếp tục giảm cho đến cuối năm 2023

Tuần giao, xu hướng tăng giá vẫn nhỉnh hơn đối với nhóm cổ phiếu ngân hàng khi sắc xanh xuất hiện trên 16 mã, trong khi đó có 11 mã giảm.

Trong đó, PGB là cổ phiếu tăng mạnh nhất với mức +14%, kết tuần tại mức 25.000 đồng/cp. Cổ phiếu này đã có cả 5/5 phiên tăng giá với động lực chính tại 3 phiên đầu tuần, trước thềm Petrolimex đấu giá công khai tại HOSE hơn 40% vốn của PG Bank.

Cổ phiếu ngân hàng hồi phục tuần qua
Cổ phiếu ngân hàng hồi phục tuần qua

Với giá tham chiếu 21.300 đồng/cổ phiếu, các nhà đầu tư đã đặt mức thấp nhất bằng giá tham chiếu và cao nhất là 21.500 đồng/cổ phiếu, chỉ chênh 200 đồng/cổ phần.

Qua đó, có 4 nhà đầu tư trúng giá, trong đó có 01 cá nhân và 03 tổ chức đấu giá thành công với mức giá bình quân 21.400 đồng/cổ phiếu. Như vậy, Petrolimex đã hoàn tất việc thoái vốn tại PGBank và thu về số tiền hơn 2.568 tỷ đồng.

Theo đó, thị giá PG Bank đã cao hơn khoảng 16% so với giá trúng đấu giá của các tổ chức và cá nhân.

Biểu đồ giá cổ phiếu PGB thời gian qua trên HNX.
Biểu đồ giá cổ phiếu PGB thời gian qua trên HNX.

Ngoài PGB, SHB cũng gây chú ý khi tăng gần 8% sau 5 ngày giao dịch, kết tuần tại mức 11.600 đồng/cp, mức cao nhất kể từ cuối năm ngoái. Một số cổ phiếu khác như ABB, TCB, TPB, VAB xếp sau đó với mức tăng dao động từ 2 - 5,5%.

Ở chiều ngược lại, SGB giảm mạnh nhất tuần qua với mức -4,1%. Trong đó, phiên 6/4, cổ phiếu này đã có lúc rơi về mốc 12.000 đồng/cp, gần chạm mức sàn, xong lại quay đầu tăng nhẹ khi cuối phiên. Ngoài ra, có LPB đứng sau với mức giảm -3,9%; các cổ phiếu ngân hàng khác điều chỉnh nhẹ, giảm dưới 1%.

Về thanh khoản, tuần qua có gần 900 triệu cổ phiếu ngân hàng được giao dịch giữa các nhà đầu tư, mức cao hơn hẳn so với các tháng trước đó. Giá trị tương đương đạt gần 17.000 tỷ đồng.

Trong đó, SHB gây chú ý khi có thanh khoản tăng đột biến, với hơn 255 triệu cổ phiếu được giao dịch, tương đương gần 2.900 tỷ đồng. Phiên đầu tuần, riêng với phương thức khớp lệnh, khối lượng giao dịch của cổ phiếu này đã đã trên 60 triệu đơn vị, mức cao nhất trong 1 năm trở lại.

Tuy nhiên, đứng đầu về giá trị giao dịch trong tuần qua vẫn thuộc về cổ phiếu STB của Sacombank với mức 3.295 tỷ đồng, tương ứng hơn 125 triệu cp được giao dịch. Các cổ phiếu khác như LPB, EIB, MBB, VPB xếp sau với mức từ 60 - 75 triệu đơn vị.

Tuần qua, STB cũng là tâm điểm khi các nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng hơn 420 tỷ đồng, mức cao nhất toàn thị trường. Bên cạnh đó, khối ngoại còn bán ròng 76 tỷ đồng VCB và 66 tỷ đồng BID. Ở chiều ngược lại, nhóm này mua ròng 85 tỷ đồng HDB, 70 tỷ đồng VPB và 57 tỷ đồng CTG.

Tại khối tự doanh, nhóm này đã mua ròng 119 tỷ đồng VPB, 17 tỷ đồng TCB; chiều ngược lại họ cũng bán ròng 37 tỷ đồng ACB.

ACBS: Cổ phiếu ngân hàng đang ở mức định giá thấp nhất lịch sử, cơ hội hấp dẫn cho đầu tư dài hạn

Theo ACBS, mặc dù lợi nhuận ngành ngân hàng sẽ tăng trưởng chậm lại trong những quý sắp tới, nhưng mức định giá cổ phiếu ...

Cổ phiếu ngân hàng có còn hấp dẫn trong năm 2023?

Đánh giá về triển vọng cổ phiếu ngân hàng năm 2023, ông Nguyễn Thế Minh - Giám đốc phân tích Công ty chứng khoán Yuanta ...

Nhận diện thời điểm "bắt đáy", cơ hội nào cho cổ phiếu "bank, chứng, thép"?

Trong kịch bản thị trường bán tháo, DSC đánh giá rằng cổ phiếu nhóm "bank, chứng, thép" có thể là lựa chọn tốt để bắt ...

Thu Thủy

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán