Yên Bái: Ghi nhận 290 ca mắc căn bệnh sốt mò, 1 ca đã tử vong Hà Nội ghi nhận thêm 100 ổ dịch, gần 2.600 ca mắc sốt xuất huyết |
Ngay sau đó, bé gái được điều trị Levofloxacin và hết sốt, các chỉ số chức năng cơ quan cải thiện dần, được rút nội khí quản và xuất viện sau 10 ngày điều trị.
Phân biệt sốt mò với các bệnh khác
Theo bác sĩ Võ Hà Băng Sương - Khoa Khám bệnh & Nội khoa, Bệnh viện Đa khoa quốc tế Vinmec Phú Quốc: Bệnh sốt mò hay còn gọi là sốt bờ bụi, là một loại sốt phát ban do Rickettsia gây ra. Đây là vi trùng lây truyền từ chuột, chim hoặc gia súc, gia cầm sang người thông qua vết cắn của ấu trùng con mò. Bệnh có đặc điểm sốt kéo dài, trên cơ thể người bệnh có vết loét do côn trùng đốt, phát ban dạng sẩn và viêm hạch. Bệnh có diễn tiến từ nhẹ đến nặng, có thể gây tử vong.
Sốt mò có đặc điểm sốt kéo dài, trên cơ thể người bệnh có vết loét do côn trùng đốt, phát ban dạng sẩn, viêm hạch |
Sốt mò vẫn xuất hiện ở nước ta nhưng chẩn đoán dễ bị bỏ sót do không để ý đến yếu tố dịch tễ, không quan sát kỹ nốt loét, theo dõi biểu hiện lâm sàng nên dễ nhầm với các bệnh khác.
Giới chuyên gia cho biết, bệnh này hay gặp ở các nước châu Á nhiệt đới, nhất là những khu vực rừng núi có cây cối rậm rạp, đất mùn ẩm ướt… nơi có khí hậu nóng ẩm, thích hợp cho con mò - trung gian truyền bệnh phát triển.
Mò sống bằng cách hút máu trên cơ thể động vật máu nóng, đặc biệt là các loài gặm nhấm. Nếu mò hút máu con vật có mầm bệnh Rickettsia thì cũng sẽ sinh ra một thế hệ ấu trùng bị lây nhiễm tiếp tục. Sau đó, nếu gặp cơ thể người, mò sẽ bám lên, chèn ống hút ở miệng vào nang lông hay lỗ chân lông ở vùng da mềm, có nếp nhăn như nách, khuỷu, đầu gối... và lây nhiễm vi trùng cho người.
Được biết, bé gái 37 tháng tuổi vừa bị sốt mò là bệnh nhi đầu tiên bị sốt mò được ghi nhận tại phía Nam.
Cách điều trị và phòng ngừa
Bệnh biểu hiện sốt cao kéo dài, có vết loét da do ấu trùng mò đốt, phát ban dạng sẩn. Đặc điểm của vết loét thường 1 vết hình tròn hoặc bầu dục, đường kính khoảng 5-10mm, không đau, không ngứa, viền đỏ và nổi gờ trên mặt da. Lúc đầu màu vàng xám, sau đó đóng vảy màu nâu hoặc đen. Vị trí hay gặp ở các nếp gấp của cơ thể như tay, cổ, gáy, thân mình, đùi, bẹn, rốn... khoảng tuần thứ 2 kể từ khi mò đốt sang thương sẽ bong vảy để lại vết loét đáy sạch khô, màu đỏ tươi có viền cứng.
Điều trị sốt mò là dựa vào kháng sinh. Doxycycline và Chloramphenicol là hai loại kháng sinh thường được ưu tiên sử dụng. Thuốc có thể dùng bằng đường tiêm hoặc uống, trong 7 - 15 ngày.
Bên cạnh đó, việc điều trị cần chú ý nâng đỡ tình trạng dinh dưỡng cho người bệnh khi ăn ít, kém hấp thu; điều chỉnh rối loạn nước - điện giải do sốt cao kéo dài, rối loạn tiêu hóa.
Người bệnh sốt mò được điều trị kháng sinh đặc hiệu thường hết sốt trong vòng từ 1 - 3 ngày; các triệu chứng phát ban, hạch to, gan lách to... cũng lui dần cùng với nhiệt độ giảm và sau khi cắt sốt.
Để phòng tránh sốt mò, cần tích cực phát quang khu vực xung quanh nhà ở, dọn dẹp sạch cỏ dại, cây cối um tùm cũng như diệt chuột, các loài gặm nhấm. Khi đi vào rừng tham quan hay làm việc, chú ý tránh nghỉ ngơi dưới cây cỏ rậm rạp, nhiều cỏ dại, đất mùn; không nằm dưới đất mà nên nằm trên võng cao. Nên mặc quần áo kín đáo, đi giầy cao cổ. Thuốc xua đuổi côn trùng cần dùng bôi vào các khoảng da trống.
Sốt mò là một bệnh khá phổ biến ở một số nước nhiệt đới. Tại Việt Nam, khu vực mò hay sinh sống là những vùng nông thôn hay trung du, miền núi - nơi có cây cối rậm rạp, bụi cây. Con mò sẽ đốt và truyền tác nhân gây bệnh là vi khuẩn Rickettsiae tsutsugamushi vào cơ thể người.
Đặc điểm lâm sàng của bệnh là sốt kéo dài 2-3 tuần, kèm theo có tổn thương loét ở da, nổi hạch, sưng phù mặt và phát ban ngoài da. Bệnh có thể tiến triển nặng dẫn tới suy hô hấp, viêm cơ tim, viêm màng não, sốc giảm thể tích và tử vong nếu không được chẩn đoán, điều trị kịp thời. |
Tâm An
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|