Khái niệm lạm phát và lãi suất
Lạm phát là gì?
Lạm phát chính là tình trạng mức giá chung của dịch vụ và hàng hóa bị tăng giá liên tục theo thời gian. Điều đó dẫn đến sự mất giá của tiền tệ nào (vì mức giá chung tăng cao, một đơn vị tiền tệ sẽ mua được số lượng ít dịch vụ và hàng hóa hơn so với lúc trước).
Ví dụ, năm 2015 bạn chỉ cần 70.000đ để mua một cân thịt nhưng đến năm 2020, bạn cần tới 100.000đ để mua lượng thịt như vậy.
Lãi suất là gì?
Lãi suất là tỷ lệ mà người đi vay phải trả thêm tiền cho chủ nợ. Tỷ lệ này thường tương ứng với khoản vay. Người đi vay sẽ cần phải trả đủ số tiền gốc và tiền lãi cho chủ nợ trong một khoảng thời gian nhất định.
Ví dụ, bạn vay ngân hàng 20 triệu với lãi suất 2%/năm. Vậy mỗi năm bạn sẽ phải trả cho ngân hàng 20.000.000 x 2% = 4.000.000đ (4 triệu đồng).
Trong trường hợp gửi tiền ngân hàng, thực tế là bạn đang cho ngân hàng vay tiền. Do đó, bạn nhận được tiền lãi tương ứng với số tiền gửi.
Hình minh họa |
Tuy nhiên, mức lãi suất này thường không có định. Nó sẽ thay đổi tùy vào những biến động của thị trường chung. Có hai loại lãi suất thường được đề cập là lãi suất danh nghĩa và lãi suất thực. Trong đó, mức lãi suất danh nghĩa là tỷ lệ lãi được công bố, không xem xét tới sự ảnh hưởng của lạm phát. Còn mức lãi suất thực là con số đã được cân đối với tỷ lệ lạm phát.
Ví dụ, bạn gửi tiền ngân hàng với mức lãi được quy định là 10%. Vậy lãi suất danh nghĩa là 10%. Tuy nhiên, do đồng tiền mất giá theo thời gian nên thực tế, bạn không thật sự nhận được số tiền tương ứng với tỷ lệ này. Tỷ lệ thực tế có thể chỉ ở mức 7%. Đây chính là lãi suất thực.
Mối quan hệ giữa lạm phát và lãi suất
Lạm phát và lãi suất có mối quan hệ tác động qua lại
Tại sao ngân hàng tăng lãi suất khi lạm phát? Khi ngân hàng nhà nước nới lỏng tiền tệ, tức là cắt giảm lãi suất cơ bản, lãi suất trên các khoản vay giảm theo.
Điều này sẽ thu hút người dân quan tâm hơn đến các khoản vay. Nhờ đó, lượng tiền lưu thông trên thị trường và mức tiêu dùng cũng tăng lên.
Tuy nhiên, mức cung tiền cao với giá rẻ sẽ làm giá trị đồng tiền của quốc gia so với các đồng ngoại tệ khác bị thấp đi.
Điều này đồng nghĩa với việc tỷ lệ lạm phát có thể sẽ tăng theo. Tóm lại, khi giảm lãi suất, tỷ lệ lạm phát sẽ tăng.
Ngược lại, khi ngân hàng nhà nước tiến hành thắt chặt tiền tệ, tức là tăng lãi suất cơ bản, các ngân hàng thương mại cũng sẽ tăng lãi suất cho vay. Và đương nhiên, điều này làm nhu cầu về tiền giảm xuống.
Thay vì đi vay hoặc dùng tiền, người dân có xu hướng gửi tiền vào ngân hàng để được hưởng lãi suất cao.
Nhu cầu tiêu dùng trở nên thấp, dẫn đến việc giảm nguy cơ tăng giá hàng hóa. Lượng tiền lưu thông trên thị trường cũng giảm theo, ảnh hưởng tích cực đến đồng tiền của quốc gia đó.
Hình minh họa |
Nhờ vậy mà tỉ lệ lạm phát sẽ thấp. Đây chính là lý do tại sao tăng lãi suất lại giảm lạm phát.
Theo quy luật của thị trường, ta có thể nhận thấy:
Chỉ số lạm phát phải nhỏ hơn lãi suất tiền gửi.
Lãi suất tiền gửi phải nhỏ hơn lãi suất cho vay.
Như vậy, có thể thấy rằng hai chỉ số tài chính này có mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại và cũng vừa là nguyên nhân và hệ quả của nhau.
Lạm phát và lãi suất có mối quan hệ cùng chiều với nhau
Lý thuyết Fisher cho rằng, hai yếu tố này có mối quan hệ cùng chiều với nhau. Trên giả thuyết cho thấy, mức lãi suất danh nghĩa sẽ bằng tổng kỳ vọng lạm phát và lãi suất thực.
Để đảm bảo mức lãi suất thực, khi lạm phát tăng, lãi suất danh nghĩa cũng sẽ tăng theo. Điều này sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động đầu tư và chỉ tiêu kinh tế.
Nhiều người thắc mắc: Vì sao khi lạm phát tăng thì lãi suất cũng tăng? Lý do là bởi lạm phát gia tăng khiến cho đồng tiền bị mất giá. Nếu tỷ lệ gia tăng lạm phát quá cao, Nhà nước sẽ phải thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ để kiềm chế lạm phát, đồng thời ngân hàng Trung Ương cũng sẽ tăng mức lãi suất nhằm giảm nguồn cung tiền ra thị trường.
Lãi suất ngân hàng tăng khiến doanh nghiệp hạn chế vốn vay nhưng lại khuyến khích người dân gửi tiền vào ngân hàng dẫn đến lượng tiền lưu thông trên thị trường giảm, giá trị đồng tiền tăng, kiềm chế lạm phát.
Ngược lại, khi tỷ lệ lạm phát giảm xuống mức tiêu cực khiến nền kinh tế trì trệ, Nhà nước sẽ thực hiện chính sách mở rộng tiền tệ để kích thích nền kinh tế. Lúc này, lãi suất ngân hàng giảm nhằm kích thích các doanh nghiệp vay vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh.
Từ những phân tích trên có thể thấy giữa lạm phát và lãi suất có mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại, ảnh hưởng lẫn nhau và diễn biến cùng chiều với nhau. Sự biến động của bất cứ yếu tố nào cũng ảnh hưởng đáng kể đến nền kinh tế và hoạt động đầu tư, kinh doanh. Để nền kinh tế phát triển ổn định, hai yếu tố này cần được duy trì ở tỷ lệ cân bằng tốt nhất.
Những điều cần biết về hợp đồng phái sinh, cách tính giá hợp đồng phái sinh Ngoài các sản phẩm chứng khoán cơ sở, thị trường xuất hiện thêm sản phẩm phái sinh, cụ thể là hợp đồng phái sinh. Hợp ... |
Những điều cần biết về ảnh hưởng của cổ phiếu dẫn dắt thị trường đến quyết định đầu tư chứng khoán Cổ phiếu dẫn dắt thị trường là cổ phiếu thể hiện được sức mạnh vượt trội so với thị trường chung. Đầu tư vào cổ ... |
Những điều cần biết về nợ xấu, các cấp độ của nợ xấu và cách phòng tránh Nợ xấu phát sinh chủ yếu do người vay vì nguyên nhân nào đó không thể thanh toán cả gốc và lãi khoản vay đúng ... |
Phương Chi (t/h)
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|