Mirae Asset đánh giá triển vọng và rủi ro cho ngành thép trong năm 2023

(Banker.vn) Mirae Asset cho rằng, còn nhiều rủi ro mà ngành thép phải đối diện trong năm 2023. Ngành thép và tôn mạ có rủi ro lớn do chi phí nguyên liệu chiếm 65-75% giá thành sản xuất. Đặc biệt trong ngành tôn mạ, giá HRC chiếm hơn 80% chi phí nguyên liệu đầu vào, khiến lợi nhuận của cả ngành biến động rất lớn theo HRC.

Theo báo cáo phân tích Công ty chứng khoán Mirae Asset Việt Nam, với đặc tính sản lượng thép bán ra phụ thuộc lớn vào thị trường bất động sản nội địa, Mirae Asset cho rằng việc ngành bất động sản trầm lắng trong năm 2023, sẽ kéo theo nhu cầu thép trong nước sẽ khó có sự tăng trưởng.

Mirae Asset đánh giá triển vọng và rủi ro cho ngành thép trong năm 2023

Trong năm 2023, Mirae Asset kỳ vọng vào việc giải ngân đầu tư công sẽ bù đắp một phần sự suy giảm của thị trường bất động sản. Ngân sách dành cho đầu tư công trong năm 2023 tăng cao nhất trong lịch sử, ước chi 704 nghìn tỷ, với tỷ lệ giải ngân mục tiêu từ chính phủ là 95%.

Trên cơ sở đó, Mirae Asset dự phóng sản lượng thép nội địa trong năm 2023 giảm về mức 17,89 triệu tấn giảm 10,5% trước khi hồi phục về mức sản lượng 19,3 triệu tấn tăng 8% vào năm 2024.

Sản lượng thép toàn cầu năm 2022 chứng kiến năm đầu tiên giảm từ năm 2015, chỉ đạt 1,83 tỷ tấn (-4,3%). Trong đó nhà sản xuất lẫn tiêu thụ thép lớn nhất thế giới là Trung Quốc tiếp tục giảm sản lượng năm thứ 2 liên tiếp, chỉ đạt 1,01 tỷ tấn (-2,1%) trong 2022.

Trong năm 2023, Mirae Asset đánh giá yếu tố Trung Quốc mở cửa lại nền kinh tế vẫn khó có khả năng kéo sự hồi phục của ngành thép bởi chính Trung Quốc vẫn đang trong cuộc khủng hoảng bất động sản. Ở thị trường châu Âu và Mỹ, mục tiêu chinh vẫn xoay quanh vấn đề giảm lạm phát.

Dự phóng sản lượng thép toàn cầu năm 2023 chỉ đạt 1,78 tỷ tấn giảm 5% trước khi hồi phục nhẹ lên mức 1,86 tỷ tấn tăng 4% vào năm 2024. Sản lượng xuất khẩu thép của Việt Nam dự kiến ở giảm về mức 5,07 triệu tấn (giảm 16%) trong 2023 và hồi phục lên 5,512 triệu tấn tăng 10% trong 2024.

Mirae Asset đánh giá triển vọng và rủi ro cho ngành thép trong năm 2023

Về giá nguyên vật liệu, nguồn cung quặng sắt trong năm 2023 dự kiến đa dạng hơn. Ba nhà xuất khẩu quặng sắt lớn nhất thế giới là Tio Rio Tinto, Vale và FMG đều dự kiến tăng sản lượng thêm 1-2%. Tổng lượng khai thác quặng sắt dự kiến của cả ba công ty ước tính đạt 831 triệu tấn (+2% CK). Theo S&P Global, dự phóng lượng quặng sắt cung cấp năm 2023 đạt 2.344 triệu tấn (+2% CK). Với nguồn cung dồi dào nhưng nhu cầu suy yếu, dự phóng giá quặng sắt trung bình năm 2023 ở mức USD100/tấn (-16% CK) và có thể tiếp tục giảm trong năm 2024 về mức USD90/tấn.

Sau khi tăng hơn 200% trong 2022 do ảnh hưởng từ việc Châu Âu cấm vận Nga, nước chiếm 15% thị phần xuất khẩu than thế giới, giá than toàn cầu đã hạ nhiệt. Cụ thể, giá than 5,500kcal Thanh Đảo trở về mức USD180/tấn và dự kiến tiếp tục hạ nhiệt khi Trung Quốc sản xuất được hơn 4,5 tỷ tấn than trong năm 2022 (+9% CK).

Ngoài ra, Trung Quốc hưởng lợi lớn khi được mua than giá rẻ từ Nga (Nga bị lệnh trừng phạt về xuất khẩu). Giá than cảng Newcastle Úc cũng hạ về mức USD180/tấn, giảm 60% so với đỉnh tháng 4 năm 2022 do nhu cầu thế giới giảm và giá cước vận tải biển tiếp tục giảm. Với việc nguồn cung được đảm bảo, dự phóng giá than cốc trong năm 2023 sẽ giao động quanh mức USD160 – 180/tấn (-48%).

Với việc giá nguyên liệu hạ nhiệt, ước tính biên lợi nhuận gộp các công ty ngành thép có thể cải thiện từ 1,5% - 2% trong 2 quý cuối của năm 2023.

Còn nhiều rủi ro mà ngành thép phải đối diện trong năm 2023. Ngành thép và tôn mạ có rủi ro lớn do chi phí nguyên liệu chiếm 65-75% giá thành sản xuất. Đặc biệt trong ngành tôn mạ, giá HRC chiếm hơn 80% chi phí nguyên liệu đầu vào, khiến lợi nhuận của cả ngành biến động rất lớn theo HRC.

Rủi ro về thị trường bất động sản đóng băng. Trong năm 2023, các dự án bất động sản lớn đều triển khai rất hạn chế, qua đó ngành thép cũng trực tiếp bị ảnh hưởng sản lượng.

Bên cạnh đó, từ tháng 1/2023, Trung Quốc mở cửa hoàn toàn. Các nhà sản xuất thép Trung Quốc sẽ tích cực gia tăng tìm kiếm đơn hàng xuất khẩu để bù đắp cho sự suy giảm sản lượng nội địa khi chính thị trường bất động sản Trung Quốc cũng trong tình trạng đóng băng từ 2021 – nay.

Nghị định 101/2021/NĐ-CP thông qua chủ trương tăng thuế xuất khẩu mặt hàng phôi thép nếu trong trường hợp giá thép tăng quá cao nhằm góp phần ổn định nguồn cung phôi thép, hạn chế việc xuất khẩu phôi thép để giữ lại cho sản xuất trong nước, bảo đảm sự phát triển bền vững của ngành thép trong dài hạn.

Mirae Asset đánh giá triển vọng và rủi ro cho ngành thép trong năm 2023
SSI Research nói gì về kế hoạch lợi nhuận của Hoa Sen (HSG)?

Năm 2023, SSI Research dự báo doanh thu HSG đạt 33,9 nghìn tỷ đồng (-32% so với cùng kỳ) và lợi nhuận ròng tăng 4,8% ...

Sau một năm khởi sắc, triển vọng nào cho Nhựa Bình Minh (BMP) trong 2023?

Trong ngắn hạn, SSI dự báo lợi nhuận Nhựa Bình Minh (BMP) sẽ tăng trưởng cao so với cùng kỳ trong nửa đầu năm 2023 ...

Triển vọng tươi sáng với cổ phiếu PVD trong năm 2023

Với kết quả kinh doanh năm 2023 dự phóng khả quan, PVD vẫn là cổ phiếu được VCBS ưa thích trong ngành dầu khí. Sử ...

Quỳnh Nga

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán