Bí ngòi mang lại lợi ích gì cho sức khỏe? Công dụng của hoa đậu biếc là gì? Những lợi ích của hoa thiên lý đối với sức khỏe |
Nồi đất được làm bằng đất sét, trải qua quá trình đun nóng và tráng men. Chất liệu đất giúp giữ nhiệt rất tốt, hơn hẳn các loại nồi bằng kim loại. Hơn nữa chúng lại mang lại cho các món ăn như cá kho, thịt kho hương vị độc đáo, đậm đà màu sắc cổ truyền.
Nồi đất rất dễ vỡ, không thể mua về rồi ngay lập tức bỏ lên bếp nấu như thông thường. Nồi có khả năng thích nghi kém với nhiệt độ cao. Chúng rất dễ bị nứt vỡ, rò rỉ khi có thay đổi đột ngột về nhiệt độ. Nồi cũng dễ bị hấp thụ ẩm, lâu khô, dễ gây mốc nếu lâu ngày không sử dụng.
Một điểm nữa là nồi đất không thể sử dụng chất tẩy rửa thông thường, vì chúng có thể ngấm vào nồi rồi ngấm ngược lại vào thức ăn. Do đó việc sử dụng và làm sạch nồi đất đều cần phải kiên nhẫn, cẩn thận.
Nấu ăn bằng nối đất không chỉ gữi được chất dinh dưỡng mà còn giúp món ăn có hương vị khác biệt. Ảnh minh họa |
Đặc biệt nếu nấu món hầm trong thời gian dài thì nồi sứ, nồi đất là sự lựa chọn tuyệt vời, nhưng nó lại có nhược điểm là dễ bị dính hoặc bị nổ, nứt vỡ. Tuy nhiên, với những mẹo nhỏ sau đây, sẽ khắc phục được sự cố trên nhanh chóng.
Ngâm nước lạnh 3-4 tiếng sau khi mới mua về
Với những chiếc nồi đất, nồi sứ mới mua về hãy ngâm nước 3-4 tiếng, nhớ căn chỉnh sao cho nồi ngập trong nước. Sau khi ngâm thì hãy vệ sinh nồi thật sạch sẽ và lau khô ráo.
Cách này vừa giúp loại bỏ hết những bụi bẩn còn sót lại trên nồi, vừa giúp cho kết cấu của nồi được dẻo dai, không bị nứt vỡ trong quá trình sử dụng.
Ngâm nồi vào nước lạnh 10-15 phút trước khi sử dụng
Trước khi sử dụng, ngâm nồi và nắp vào trong nước lạnh khoảng 10-15 phút. Sau đó, cho nồi kèm phần nắp lên bếp rồi mới bật lửa nhỏ để nhiệt được hấp thu từ từ.
Tuyệt đối không được đun nóng bếp trước khi đặt nồi lên, vì làm như vậy sẽ khiến nhiệt độ bị thay đổi đột ngột dẫn đến nứt hoặc vỡ nồi.
Ở lần đầu sử dụng, hãy nấu một nồi cháo
Khi dùng nồi sứ lần đầu, hãy nấu một nồi cháo gạo. Làm cách này sẽ giúp cháo thấm vào các lỗ nhỏ của nồi, ngăn chúng không bị nứt và không dễ thấm nước.
Lưu ý: Khi đun, hãy vặn lửa nhỏ để cháo từ từ chín.
Khi cháo đang chín, hãy khuấy liên tục để không bị dính đáy. Đun đến khi cháo gạo dẻo lại thì tắt bếp, đậy vung lại để nguội tự nhiên.
Luôn luôn sử dụng miếng lót nồi
Khi sử dụng xong, tuyệt đối không được đặt nồi vừa đun nóng trực tiếp xuống sàn hoặc mặt bàn, điều này dễ khiến nồi bị nổ, nứt vì chênh lệch nhiệt độ giữa nóng và lạnh. Hãy luôn luôn sử dụng miếng lót nồi để đặt nồi lên để tránh hiện tượng nồi bị nổ, nứt nhé.
Cách vệ sinh nồi đất, nồi sứ
Sau khi chế biến xong, đổ một ít nước nóng vào để tráng sạch phần thức ăn còn đọng lại trong nồi. Tiếp đến, cho baking soda và giấm theo tỷ lệ 1:1 cùng cọ rửa để loại sạch vết bẩn cứng đầu. Đối với các vết dơ thông thường, có thể dùng muối và miếng bọt biển để chùi rửa.
Lưu ý là không được sử dụng nước rửa chén vì những hóa chất sẽ ngấm vào nồi và ngấm ngược lại trong thức ăn, gây nguy hại đến sức khỏe.
Đối với các loại nồi dùng để nấu, đặc biệt là nồi đất, khi không được sử dụng trong một thời gian dài, nó sẽ để lại nấm mốc và bốc mùi hôi rất khó chịu. Để khử được mùi hôi này, chỉ cần pha hỗn hợp baking soda cùng với nước theo tỷ lệ 1:1 và cho nồi ngâm khoảng 30 phút. Sau đó, dùng bàn chải chà sạch để loại bỏ vết nấm mốc cùng mùi hôi khó chịu.
Cách bảo quản nồi đất
Sau khi vệ sinh nồi đất sạch sẽ, có thể đem phơi nắng hoặc úp ngược trên sàn chén để nồi làm khô tự nhiên. Khi cho vào trong tủ để bảo quản, nên bỏ thêm vào trong nồi vài tờ khăn giấy để hút ẩm, tránh được tình trạng nấm mốc xuất hiện.
Lưu ý khi sử dụng nồi đất
Nồi đất là một loại nồi giữ và truyền nhiệt cực kì hiệu quả, do đó, để tránh bị bỏng tay khi nấu ăn, nên sử dụng găng tay dày để nhấc nồi ra khỏi bếp và đặt chúng trên bề mặt gỗ hoặc kim loại khô ráo, không để trên bề mặt ướt.
Trong quá trình chế biến món ăn, hạn chế phi hành, tỏi trực tiếp trong nồi đất với lửa lớn, bởi việc làm đó có thể khiếp lớp men nồi bị bong tróc, gây ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Mặt khác, trong lúc nấu ăn nếu phải sử dụng nước, nên lấy nước nóng thay vì nước lạnh để tránh gây sốc nhiệt, dẫn đến nứt nồi.
Không ít gia đình thường hay có thói quen cho đồ ăn còn dư vào tủ lạnh để ăn tiếp vào những ngày sau. Khi lấy nồi ra khỏi, nhiều người thường để trực tiếp lên bếp đun nấu. Cách làm này hoàn toàn sai lầm, vì lúc này nồi đất đang lạnh, nếu để lên bếp nóng quá sẽ khiến nhiệt độ thay đổi đột ngột, khiến nồi bị nứt vỡ ra. Vậy nên, để hạn chế tình trạng này, nên đặt nồi ra bên ngoài không khí khoảng 30 phút để tỏa hết hơi lạnh, sau đó mới đưa lên bếp đun.
Nồi đất là một nét đặc trưng của nền ẩm thực Việt Nam từ xưa đến nay. Trưng bày món ăn trong loại nồi này không chỉ giữ được độ nóng, hương vị thơm ngon mà còn khiến bàn ăn trông đẹp mắt hơn. Hy vọng qua những thông tin mà mình đã chia sẻ, có thể giúp hiểu rõ hơn về cách sử dụng cũng như bảo quản của loại nồi có chất liệu đặc biệt này.
Lê Nguyệt
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|