Tăng trưởng GDP thấp kỷ lục, Ngân hàng Nhà nước “mạnh tay” hạ tiếp loạt lãi suất điều hành |
Trong 2022, doanh thu phí bảo hiểm khai thác mới qua kênh bancassurance tăng 45% so với năm trước và tổng thu phí bảo hiểm tại các ngân hàng niêm yết tăng 16,4% .
Các ngân hàng dẫn đầu về doanh số bán bảo hiểm mới bao gồm MB, VIB, Sacombank, ACB, Vietcombank.
Trong năm 2022, các ngân hàng có động lực đẩy mạnh nguồn thu từ bán chéo bảo hiểm |
Cụ thể, trong năm 2022, doanh số bảo hiểm mới của MB đạt 2.143 tỷ đồng, đứng đầu trong danh sách theo dõi của VCBS. Ngoài tháng 1, từ tháng 2/2022 đến tháng 12/2022, MB đều là ngân hàng dẫn đầu về doanh số bảo hiểm mới.
Đứng sau MB là VIB và Sacombank với doanh số năm 2022 đạt lần lượt 1.868 tỷ đồng và 1.817 tỷ đồng.
Danh sách những ngân hàng bán bảo hiểm tốt nhất năm 2022 còn có sự góp mặt của ACB (1.716 tỷ đồng), Vietcombank (1.691 tỷ đồng), Techcombank (1.664 tỷ đồng), VPBank (1.602 tỷ đồng), HDBank (1.326 tỷ đồng), VietinBank (1.038 tỷ đồng) và MSB (857 tỷ đồng).
MB, VIB, Sacombank, ACB dẫn đầu về doanh số bảo hiểm mới năm 2022 |
VCBS cho biết một số ngân hàng chuyển từ mô hình giới thiệu bảo hiểm sang bán hàng trực tiếp với tỷ lệ hoa hồng cao hơn. Các ngân hàng như MB, Techcombank, VIB,… đã xây dựng các nền tảng bán bảo hiểm số giúp giảm thời gian và tăng hiệu quả bán bảo hiểm.
Trong 2022, các ngân hàng Vietcombank, ACB, VietinBank, Sacombank và VPBank ghi nhận một phần phí Upfront cho hợp đồng bancassurance độc quyền đã ký kết. Thị trường ghi nhân hợp đồng bancassurance của LienVietPostbank trong quý IV/2022 và có thể sẽ tiếp tục ghi nhận các thương vụ ký kết mới của HDBank và VIB trong 2023.
Bên cạnh đó,việc đẩy mạnh thanh, kiểm tra ngân hàng ép khách mua bảo hiểm có thể khiến hoạt động bán chéo bảo hiểm của ngân hàng gặp khó khăn hơn các năm trước đây.
Tại Việt Nam, việc hợp tác bán bảo hiểm qua ngân hàng của các công ty bảo hiểm nhân thọ đã bắt đầu diễn ra từ hơn 10 năm nay và phát triển rầm rộ nhất là trong 2-3 năm gần đây. Tuy nhiên, sau giai đoạn bùng nổ, sự hợp tác này đã nảy sinh ra nhiều hệ lụy khi nhiều nhân viên ngân hàng đã bỏ qua nguyên tắc tự nguyện, ép khách vay vốn mua bảo hiểm.
Trước tình trạng này, trong thời gian gần đây, các cơ quan quản lý đã liên tục phát đi cảnh báo nghiêm cấm nhân viên ngân hàng ép khách hàng mua bảo hiểm. Thậm chí mới đây, Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính còn thành lập đường dây nóng để nắm bắt và xử lý kịp thời các phản ánh, kiến nghị của người dân và các cơ quan, doanh nghiệp liên quan đến hoạt động cung ứng dịch vụ bảo hiểm của ngân hàng.
Trong thời gian tới, NHNN cho biết, sẽ tiếp tục tăng cường công tác thanh tra, giám sát hoạt động này. Nghiêm cấm hành vi bắt buộc khách hàng mua bảo hiểm. Trường hợp phát hiện vi phạm, NHNN sẽ xem xét, xử lý nghiêm theo đúng quy định của pháp luật.
VIB chi tiếp hơn 1.000 tỷ đồng trả cổ tức tiền mặt vào đầu tháng 5 Sau đợt tạm ứng cổ tức 10% đầu tháng 3, ngân hàng VIB sẽ tiếp tục chia cổ tức tiền mặt còn lại của năm ... |
Chủ tịch BRG Nguyễn Thị Nga: Giảm lãi suất không chỉ là chính sách "trên báo, trên TV" Giảm lãi suất cho vay và đưa ra nhiều gói tín dụng lớn là chính sách rất tốt và kịp thời từ Chính phủ. Tuy ... |
NHNN muốn sửa quy định về việc ngân hàng mua, bán trái phiếu doanh nghiệp Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết, dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung quy định tại Điều 4 nhằm góp phần bảo đảm ... |
Lâm Tuyền
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|