Ngày chốt danh sách cổ đông được nhận cổ tức là ngày 15/6/2023. Thời gian thực hiện chi trả cổ tức (ngày thanh toán) là ngày 10/7. Ước tính với 4,53 tỷ cổ phiếu đang lưu hành, MB sẽ chi ra khoảng 2.265 tỷ đồng để trả cổ tức cho cổ đông.
Tính đến 31/3/2023, tổng tài sản của MBBank đạt hơn 760.761 tỷ đồng, tăng 4,4% so với đầu năm. |
Trong năm 2023, ngân hàng cũng có kế hoạch tăng vốn điều lệ từ 45.339 tỷ đồng lên 53.683 tỷ đồng bằng phương thức phát hành hơn 680 triệu cổ phiếu để trả cổ tức tỷ lệ 15% (tăng vốn thêm 6.800 tỷ đồng) và phần còn lại thực hiện theo kế hoạch đã được thông qua tại đại hội thường niên năm ngoái.
Nguồn để thực hiện trả cổ tức được lấy từ lợi nhuận sau thuế để lại luỹ kế MB của năm 2022. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối luỹ kế riêng MB sau khi trích lập các quỹ năm 2022 dự kiến là 12.151 tỷ đồng. Thời gian cụ thể trong năm 2023.
Số vốn thu được từ các phương án này dự kiến sẽ được sử dụng phần lớn (7.088 tỷ đồng) để đầu tư năng lực và phần còn lại (1.255 tỷ đồng) để bổ sung vốn đầu tư kinh doanh khác. Với việc tăng vốn này, ngân hàng đặt mục tiêu tiếp tục trả cổ tức tỷ lệ 10 - 15% trong năm 2023.
Ngoài MB, một số ngân hàng khác cũng có kế hoạch trả cổ tức bằng tiền mặt cho cổ đông trong năm nay có thể kể đến VIB, TPBank, ACB, HDBank và VPBank.
Về kết quả kinh doanh, theo báo cáo tài chính hợp nhất quý I/2023, MBBank ghi nhận thu nhập lãi thuần tăng 22% lên từ 8.385 tỷ đồng tới 10.227 tỷ đồng. Đây cũng là điểm sáng hiếm hoi trong bức tranh tài chính quý I/2023 của nhà băng này.
Chiều ngược lại, lãi thuần từ hoạt động dịch vụ giảm từ hơn 1.117 tỷ đồng của cùng kỳ năm trước xuống còn 689 tỷ đồng; lãi thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối giảm 20% xuống còn 370 tỷ đồng; lãi thuần từ mua bán chứng khoán kinh doanh giảm tới 62,6%, từ hơn 99 tỷ đồng xuống còn 37 tỷ đồng; lãi thuần từ mua bán chứng khoán đầu tư và góp vốn giảm từ 1.024 tỷ xuống còn gần 135 tỷ đồng của quý I năm nay.
Dù vậy, nhờ tăng trưởng của thu nhập lãi thuần, tổng thu nhập hoạt động của MBBank trong quý này vẫn đạt trên 11.900 tỷ đồng, tăng trưởng 2,5% so với cùng kỳ năm trước.
Trong kỳ, tổng chi phí hoạt động không có nhiều biến động, đạt 3.568 tỷ đồng. Trong khi đó, chi phí dự phòng rủi ro giảm 334 tỷ đồng (giảm 13%) so với cùng kỳ năm trước.
Kết quả, MBBank báo lãi trước thuế gần 6.512 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt hơn 5.205 tỷ đồng, đều tăng hơn 10% so với cùng kỳ.
Theo kế hoạch kinh doanh được cổ đông thông qua gần đây, MBBank đặt ra mục tiêu lợi nhuận trước thuế 26.138 đồng năm nay, tăng trưởng 15% so với năm 2022. Như vậy, sau quý I, MBBank hoàn thành gần 25% chỉ tiêu lợi nhuận cả năm.
Tính đến 31/3/2023, tổng tài sản của MBBank đạt hơn 760.761 tỷ đồng, tăng 4,4% so với đầu năm. Trong đó, cho vay khách hàng tăng từ 460,3 tỷ đồng lên 481,5 tỷ đồng.
Đáng chú ý, số dư nợ xấu của MBBank tăng vọt từ 5.030 tỷ đồng cuối năm 2022 lên mức 8.452 tỷ đồng, tương ứng mức tăng trưởng 68%.
Trong đó, nợ nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn) tăng gấp 2,2 lần từ 1.517 tỷ đồng lên 3.455 tỷ đồng. Nợ nhóm 4 (nợ nghi ngờ) tăng lên hơn 1.622 tỷ đồng và nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) tăng từ 2.293 tỷ đồng lên 3.375 tỷ đồng, tương ứng mức tăng 47,2%. Theo đó, tỷ lệ nợ xấu tăng từ 1,09% lên 1,7%.
MB Bank giảm lãi suất ở hàng loạt kỳ hạn Ngân hàng TMCP Quân Đội (MB - HOSE: MBB) vừa cập nhật biểu lãi suất tiền gửi mới, ghi nhận giảm tại hàng loạt kỳ ... |
Hé lộ kế hoạch trả cổ tức bằng tiền mặt năm 2023 của các ngân hàng Sau ba năm không thực hiện hình thức trả cổ tức bằng tiền mặt theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, nhiều ngân hàng ... |
MB Bank có Chủ tịch HĐQT và Tổng Giám đốc mới Ngân hàng TMCP Quân Đội (MB Bank - HOSE: MBB) vừa công bố quyết nghị của Hội đồng Quản trị (HĐQT) về việc miễn nhiệm ... |
Băng Di
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|