Marketing dịp lễ 2024 qua các ứng dụng hội thoại: Xu hướng mới

(Banker.vn) Với 89% người tiêu dùng đọc các phản hồi mua sắm bằng điện thoại, việc các nhãn hàng tạo ấn tượng trên thiết bị này trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.
Facebook: Việt Nam dẫn đầu về thương mại qua hội thoại trên toàn cầu Đầu tư vào thương mại hội thoại: Tăng hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp

Với 89% người tiêu dùng đọc các phản hồi mua sắm bằng điện thoại, việc các nhãn hàng tạo ấn tượng liên tục và mạnh mẽ trên thiết bị này trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Các ứng dụng này sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng thực hiện chiến dịch tiếp thị, cung cấp hỗ trợ khách hàng và thúc đẩy doanh số bán hàng trong các dịp lễ.

Tăng độ nhận diện và tạo ấn tượng với khách hàng mới

Noa Bar Shay, Giám Đốc kinh doanh và phát triển đối tác cấp cao tại Rakuten Viber- cho hay, thu hút khách hàng mới hiển nhiên là một chiến lược hiệu quả để thúc đẩy doanh số. Mạng xã hội cùng một số ứng dụng nhắn tin, nơi có một lượng lớn người truy cập mỗi ngày, là mảnh đất màu mỡ để các nhãn hàng chạy quảng cáo trên điện thoại, từ đó tăng độ nhận diện thương hiệu và thu hút sự chú ý của các khách hàng tiềm năng.

Thực tế, theo Noa Bar Shay, hình thức quảng cáo trên điện thoại này đã được nhiều nhãn hàng áp dụng cho các chiến dịch marketing theo mùa. Một ví dụ tiêu biểu là Khu nghỉ dưỡng Resorts Solaire ở Philippines đã ứng dụng quảng cáo của Rakuten Viber, hướng người dùng của họ ghé thăm trang web để quảng bá cho các chương trình khuyến mãi và cơ sở vật chất trong dịp Giáng sinh vừa rồi. Các nhãn hàng có thể tùy chỉnh nhiều định dạng quảng cáo khác nhau có sẵn trên nền tảng, chẳng hạn như dạng banner, video hoặc vị trí hiển thị tự nhiên (native placement) để truyền tải hiệu quả thông điệp và nhắm đến nhóm người dùng mục tiêu dựa trên những đặc điểm nhân khẩu học và sở thích cụ thể, cũng như thu hút sự chú ý của nhóm khách hàng tiềm năng.

Marketing dịp lễ 2024 qua các ứng dụng hội thoại: Xu hướng mới
Các chiến dịch nhắn tin doanh nghiệp trong dịp lễ trên Rakuten viber

Khơi gợi sự quan tâm và thúc đẩy doanh số

Hiện tại đang là mùa cao điểm mua sắm. Các nghiên cứu thị trường chỉ ra rằng, có hơn 471,200 sản phẩm đã được giao dịch cho mùa Tết 2024, tăng 56% so với cùng kỳ Tết 2023, hầu hết sẽ lựa chọn hình thức mua sắm online. Do đó, việc áp dụng các chiến lược phù hợp có thể giúp nhãn hàng đạt được hoặc vượt qua các mục tiêu trong giai đoạn này và trong những dịp lễ sắp tới của năm 2024. Việc chuyển sang sử dụng ứng dụng nhắn tin là một giải pháp hiệu quả cho các nhãn hàng, giúp họ tiếp cận một lượng lớn đối tượng người dùng trung thành, đồng thời là cầu nối đến khách hàng một cách đơn giản, thuận tiện.

Thực tế, doanh nghiệp nào cũng muốn tiếp cận nhiều khách hàng nhất có thể và nổi bật hơn so với đối thủ cạnh tranh. Đó là lúc ứng dụng nhắn tin doanh nghiệp (business messaging) thể hiện vai trò của mình. Giải pháp nhắn tin doanh nghiệp qua ứng dụng trò chuyện cho phép nhãn hàng giới thiệu sản phẩm, dịch vụ và ưu đãi bằng những hình ảnh bắt mắt cùng với nội dung hấp dẫn và thường dài hơn tin nhắn SMS.

“Các nhãn hàng cũng có thể tận dụng các tính năng đa phương tiện của giải pháp này để cung cấp thêm thông tin và giới thiệu sản phẩm chi tiết hơn. Chẳng hạn, nếu khách hàng muốn xem sản phẩm ở một góc độ khác, người bán chỉ cần đơn giản gửi cho họ một bức ảnh về sản phẩm ở góc độ được yêu cầu”- Noa Bar Shay chia sẻ.

Bên cạnh đó, theo Noa Bar Shay, việc sử dụng chatbot cũng giúp nhãn hàng tự động hóa quy trình, đảm bảo phản hồi ngay lập tức cho các yêu cầu của khách hàng 24/7. Theo báo cáo của Kinh Tế và Dự báo, chatbot trả lời đến 80% lượng câu hỏi người tiêu dùng trong một lúc dẫn đến việc mức độ hài lòng của chatbot rất cao.

Suy cho cùng, mục tiêu của các chiến dịch marketing mùa lễ hội là thu hút khách hàng bằng các ưu đãi, giảm giá và khuyến mãi hấp dẫn để tăng doanh thu và lợi nhuận. Tuy nhiên, theo một khảo sát của Infobip, 54% người tiêu dùng thấy khó chịu với những tin nhắn không được cá nhân hóa và 47% bỏ qua những tin nhắn đó. Vì vậy, bằng cách tích hợp giải pháp nhắn tin doanh nghiệp với hệ thống CRM hoặc CDP, các nhãn hàng có thể tận dụng cơ sở dữ liệu khách hàng của mình để tìm hiểu họ theo các đặc điểm sở thích, lịch sử mua hàng và nhân khẩu học khác nhau. Bên cạnh đó, nhãn hàng cũng có thể dùng giải pháp nhắn tin doanh nghiệp để tái kết nối với khách hàng nhằm giải quyết vấn đề sản phẩm bị bỏ quên trong giỏ hàng những lúc cao điểm mua sắm. Họ có thể gửi lời nhắc về sản phẩm hoặc dịch vụ mà khách hàng đã xem, cũng như các ưu đãi đặc biệt để khuyến khích khách hàng hoàn tất giao dịch mua hàng, từ đó tăng doanh số bán sản phẩm.

Ngọc Thùy

Theo: Báo Công Thương