Mạnh dạn cắt lỗ chứng khoán nếu không muốn "trắng tay"

(Banker.vn) Cắt lỗ là điều không nhà đầu tư nào mong muốn, nhất là với cổ phiếu mình yêu thích. Nhiều lý do có thể kể ra cho sự "bịn rịn" này là tâm lý chưa bán là chưa lỗ, không chịu chấp nhận mình đã sai, quá tin lời khuyến nghị...

Nhà đầu tư chứng khoán kỳ cựu Victor Sperandeo có một câu nói nổi tiếng: "Chìa khóa để giao dịch thành công chính là kỷ luật trong cảm xúc. Lý do quan trọng nhất khiến người ta mất tiền trên thị trường tài chính đó là việc họ không cắt những khoản lỗ sớm".

Cắt lỗ là điều không nhà đầu tư nào mong muốn, nhất là với cổ phiếu mình yêu thích. Nhiều lý do có thể kể ra cho sự "bịn rịn" này là tâm lý chưa bán là chưa lỗ, không chịu chấp nhận mình đã sai, quá tin lời khuyến nghị...

Mạnh dạn cắt lỗ chứng khoán nếu không muốn

Tuy nhiên thực tế cho thấy, với việc lỗ 5% thì bạn cần đầu tư có lãi 5,3% thì mới hoàn vốn. Nếu số lỗ là 20% thì bạn phải lãi 25%. Khi số lỗ lên đến 50% thì bạn phải lãi 100% thì mới hoàn vốn. Mà để lãi đến 100% thì không phải ai cũng có thể tìm ra cổ phiếu chân ái đó.

Mạnh dạn cắt lỗ chứng khoán nếu không muốn

Vậy khi vi phạm mức lỗ theo quy tắc của bản thân (thông thường từ 5-8%), nhà đầu tư cần hành động như nào? Theo các chuyên gia, bạn cần xác định mình là kiểu nhà đầu tư như nào: ngắn hạn hay dài hạn? Thời gian quyết định nắm giữ cổ phiếu đóng vai trò quan trọng trong việc lựa chọn tiếp tục trung bình giá hay dứt khoát chia tay cổ phiếu.

Tiếp theo là mua vì lý do gì thì bán vì lý do đấy. Ví dụ mua vì đồ thị giá đẹp, cổ phiếu vừa mới phá kháng cự thì khi xu hướng đó không còn đúng nữa là lúc nên bán. Còn nếu mua vì yếu tố cơ bản như doanh nghiệp hưởng lợi từ một số yếu tố, nhưng thực tế thì lợi nhuận lại không tăng trưởng thì cũng cần phải hạ bớt tỉ trọng.

Công tác quản trị rủi ro luôn cần được ưu tiên. Cắt lỗ càng nhanh thì càng dễ dàng hơn. Không ai có thể luôn thắng thị trường, vì thế bạn nên học cách thích nghi và rèn cho mình tính kỷ luật trong giao dịch.

Ông Huỳnh Minh Tuấn - Giám đốc CTCP Tư vấn đầu tư FIDT - khuyên: "Nếu nhà đầu tư còn trẻ dưới 30 tuổi thì nên tập trung và nâng cao hiệu suất công việc. Lấy thu nhập tăng lên để bù đắp cho danh mục đang lỗ, không nên phát sinh tâm lý kỳ vọng muốn gỡ gạc. Chấp nhận rằng chúng ta đã thất bại trong lần đầu tư này. Đồng thời rút ra bài học và cơ cấu lại danh mục từ đầu, chờ đợi một chu kỳ bùng nổ tiếp theo".

Anh Khôi (t/h)

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán