Kết thúc phiên giao dịch sáng ngày 1/12, VN-Index giảm 0,86 điểm (tương ứng mức giảm 0,06%) xuống 1.093,27 điểm với 277 mã giảm, 143 mã tăng và 94 mã tham chiếu. Tổng khối lượng giao dịch trên HSX đạt 45.758.510 cổ phiếu. Cùng chiều, chỉ số VN30 ghi nhận giảm 0,63 điểm, tương ứng giảm 0,06% với 14 mã giảm, 13 mã tăng và 3 mã tham chiếu.
Tổng quan, thanh khoản thị trường chứng khoán có phần suy yếu so với phiên giao dịch sáng hôm qua và số lượng mã xanh đang lép vế hơn hẳn. Tâm lý thận trọng trong ngày giao dịch cuối tuần là nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng trên.
Trong quá khứ, nhiều nhà đầu tư đã tận mắt chứng kiến những mã cổ phiếu có đà tăng "bất chấp" thị trường ảm đạm và kém sắc. Gần đây nhất, cổ phiếu NTL trong phiên 27/11 là một điển hình. Mã chứng khoán BĐS này đã có một ngày giao dịch đu đỉnh năm, kịch trần 6,85% mặc dù gặp phải áp lực chốt lời "khủng" từ các nhà đầu tư.
Cùng chiều, cổ phiếu HAG và HNG trong ngày 24/11 là một ví dụ khác. Cụ thể, cổ phiếu HAG đã có một phiên đột biến thanh khoản 53 triệu đơn vị, ghi nhận gấp 3,5 lần phiên trước. Đây là phiên sở hữu khối lượng lớn thứ 3 kể từ ngày mã chứng khoán HAG lên sàn. Trong khi đó, cổ phiếu HNG tăng liên tiếp 9 phiên sau khi tạo vùng đáy vào hồi đầu tháng 11.
Diễn biến cổ phiếu BTP phiên chiều 1/12/2023. |
Trong ngày giao dịch đầu tháng (1/12), tâm điểm dòng tiền thuộc về cổ phiếu BTP khi mã chứng khoán Điện lực này tiến sát vùng đỉnh năm chỉ sau 2 phiên "kịch trần". Cổ phiếu BTP đang đạt giá trị 15.300 đồng/ đơn vị, tương ứng tăng 6,99% so với cùng phiên và chỉ còn cách vùng đỉnh năm 2023 khoảng 1%. Đáng chú ý, sau phiên giao dịch 30/11, BTP đã bứt phá từ vùng trũng tháng 10 và 11, đột biến thanh khoản tới 500% so với trung bình 20 phiên.
So với thời điểm đầu năm, cổ phiếu BTP đã tăng hơn 15% giá tri. Xét trên góc độ kỹ thuật, cổ phiếu NTL đang trong vùng tăng giá mạnh với chỉ số sức mạnh và chỉ số xu hướng đều tăng trưởng trên vùng 102 điểm. Ngoài ra, nhiều nhà đầu tư cho rằng, BTP sẽ tiếp tục tăng phá đỉnh năm. Chỉ số lãi trên cổ phiếu EPS đạt 709 điểm và chỉ số P/E đạt 21,58 điểm.
Diễn biến trong quá khứ, Nhiệt điện Bà Rịa thông báo chốt quyền chi cổ tức 2022 bằng tiền mặt. Ngày giao dịch không hưởng quyền là 14/09/2023. Với tỷ lệ thực hiện 12% (cổ đông sở hữu 1 cp nhận được 1.200 đồng) cùng gần 60,5 triệu cp đang lưu hành, ước tính Nhiệt điện Bà Rịa sẽ bỏ ra khoản tiền 73 tỷ đồng để trả cho cổ đông. Ngày thanh toán dự kiến vào 16/10/2023.
Nhiệt điện Bà Rịa hiện là công ty con của Tổng Công ty CP Phát điện 3 (EVNGenco3, HOSE: PGV), với tỷ lệ sở hữu 79,56% - tương đương hơn 48 triệu cổ phiếu. Như vậy, EVNGenco3 sẽ nhận được khoảng 58 tỷ đồng trong đợt chi trả cổ tức lần này.
Về hoạt động kinh doanh, trong quý 2/2023, Nhiệt điện Bà Rịa ghi nhận hơn 641 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 218% so với cùng kỳ năm 2022; lợi nhuận trước và sau thuế của doanh nghiệp đều tăng mạnh, lần lượt 77% và 55%, đạt 31,6 tỷ và 27,7 tỷ đồng.
Điểm nhấn giao dịch khối ngoại: Vừa mạnh tay gom ròng một cổ phiếu liền đảo tay bán tới 95% Thị trường chứng khoán phiên cuối tháng 11 chứng kiến sự biến động của khối ngoại khi các cá mập nước ngoài liên tục bán ... |
Hàng chục triệu cổ phiếu LDG nằm sàn, nhóm BĐS diễn biến kém sắc Trong ngày giao dịch cuối tuần, hàng chục triệu cổ phiếu LDG nằm sàn sau thông tin chủ tịch của Doanh nghiệp chính thức bị ... |
NĐT thận trọng, VN-Index diễn biến ảm đạm trong phiên giao dịch đầu tháng 12 Trong phiên giao dịch đầu tiên của tháng 12, thị trường chứng khoán diễn biến tương đối ảm đạm với thanh khoản sụt giảm. |
Mộng Diệp
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|