Lưu ý khi bảo dưỡng xe máy tay ga đúng cách, tránh "mất tiền oan"

(Banker.vn) Máy móc, động cơ, linh kiện,… của xe máy đều sẽ dần xuống cấp và không thể lúc nào cũng như lúc mới mua. Việc thường xuyên bảo dưỡng có thể giúp bạn kịp thời phát hiện ra những hư hỏng và giúp tăng tuổi thọ cho xe.

Bình xăng xe máy Honda Genio 110 bao nhiêu lít? Có tiết kiệm xăng như lời đồn?

Chiếc xe máy "hút khách" nhờ thiết kế cổ điển nhưng đầy cá tính

"Hàng nhập" nhà Honda "uống" xăng nhỏ giọt: Diện mạo lẫn giá bán "đánh bại" Honda Vision

Việc bảo dưỡng xe máy tay ga định kỳ cũng giúp tăng tuổi thọ cho xe. Các bộ phận quan trọng như phanh, lốp, yên, dầu máy, bugi… được kiểm tra đúng hạn, xử lý kịp thời sẽ ít xảy ra trục trặc. Ngoài ra, việc bảo dưỡng xe tay ga định kỳ còn giúp xe giữ được vẻ đẹp ngoại thất như mới, máy móc vận hành êm ái, giúp xe được định giá cao hơn khi bạn muốn chuyển nhượng.

Nguồn ảnh: Internet
Nguồn ảnh: Internet

Nhà sản xuất khuyến nghị người dùng nên bảo dưỡng xe tay ga 2 – 3 tháng một lần, hoặc khi xe có dấu hiệu bất thường. Người dùng nên mang xe đến cửa hàng chính hãng nơi đã mua xe trước đó hoặc các cơ sở, trung tâm bảo dưỡng xe uy tín.

Những lưu ý quan trọng về việc bảo dưỡng xe tay ga

Bảo dưỡng ắc quy xe tay ga, vệ sinh lọc gió

Nên kiểm tra nồng độ dung dịch của bình ắc quy xe tay ga mỗi tháng 1 lần. Ngoài ra cũng nên làm sạch điện cực bên trong, ngăn tình trạng bị tích lớp oxy hóa trên bình. Lọc gió của xe tay ga đa phần là lọc gió dạng tẩm dầu, không thể vệ sinh định kỳ.

Nên người dùng cần phải kiểm tra và thay mới để hạn chế tình trạng xe vận hành ì ạch. Thời điểm thích hợp để thay mới lọc gió là mỗi 10.000 km một lần.

Kiểm tra lốp xe

Cứ mỗi 15.000 đến 20.000 km, bạn nên thay lốp xe tay ga một lần để đảm bảo xe vận hành an toàn. Lốp dùng quá lâu thường có tình trạng bị thủng, bị mòn gai hoặc phồng nứt dễ gây ra sự trơn trượt khó kiểm soát khi bạn lái xe. Để đảm bảo an toàn khi lưu thông trên đường.

Nguồn ảnh: Internet
Nguồn ảnh: Internet

Kiểm tra dây curoa, bugi, bảo trì má phanh

Kiểm tra dây curoa thường xuyên giúp xe hoạt động mượt mà, đảm bảo hiệu quả truyền động và giúp xe giữ được tuổi thọ lâu dài. Dây curoa ên được bảo trì sau mỗi 8000 km và thay mới sau 20000 km. Bugi là bộ phận của hệ thống đánh lửa có vai trò đốt cháy nhiên liệu, giúp xe có hiệu suất vận hành tốt hơn.

Bugi nên được bảo dưỡng sau mỗi 10000 km để hạn chế trình trạng bị mài mòn, đánh lửa kém và tiêu tốn nhiên liệu. Má phanh của xe tay ga hoạt động dựa trên quá trình đổi từ động thành nhiệt năng, giúp xe giảm tốc nhanh chóng khi cần thiết và đảm bảo an toàn cho người lái xe. Bình thường, xe tay ga nên thay thế má phanh sau 15.000 – 20.000 km.

Thay nhớt định kỳ, dầu láp mới, làm nước mát

Để xe có thể vận hành trơn tru thì người dùng nên thay nhớt định kỳ. Thời điểm lý tưởng thường là cứ 1000 km thì thay nhớt một lần. Loại nhớt dùng cho xe tay ga nên là loại vừa chống mòn, bôi trơn vừa có thể chịu nhiệt tốt. Để các bánh răng hoạt động trơn tru, xe tay ga cần có dầu láp. Dầu láp nên thay sau mỗi lần xe được được khoảng từ 6000 đến 8000 km.

Xe mà có tiếng gằn khi chuyển động hoặc không êm ái, thì nên thay dầu láp rồi đó. Xe tay ga có hệ thống làm mát chuyên nghiệp để cải thiện tình trạng nóng máy, tặng hiệu suất vận hành. Thời điểm thích hợp để thay nước mát là cứ sau mỗi 10.000 km một lần. Nhớ kiểm tra dung lượng nước mát liên tục nếu bạn dùng xe cho những quãng đường dài hoặc chở đồ nặng.

Chiếc xe máy nhập khẩu với thiết kế cực mướt, giá bán cực mềm: Air Blade "nhìn phát thèm"

Là một trong những mẫu xe máy tay ga của gia đình Yamaha được nhập khẩu từ Indonesia về Việt Nam với thiết kế thể ...

Chiếc xe máy mệnh danh "kỵ sĩ đường phố" náo loạn với giá bán cực mềm: Diện mạo cực chất

Mới đây, hãng xe máy Yamaha tại Ấn Độ đã chính thức giới thiệu tới thị trường phiên bản Dark Knight dành cho mẫu sportbike ...

"Hàng nhập" nhà Honda "uống" xăng nhỏ giọt: Diện mạo lẫn giá bán "đánh bại" Honda Vision

Honda Scoopy là mẫu xe máy được nhập khẩu từ Indonesia với những cải tiến nhẹ ở thiết kế bên ngoài cũng như bổ sung ...

Thu Uyên (T/H)

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán