Lương hưu từ 1/7: Hai phương án xét điều kiện với người đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện

(Banker.vn) Từ ngày 1/7/2025, quy định mới về lương hưu theo Luật Bảo hiểm xã hội 2024 sẽ chính thức có hiệu lực, với nhiều thay đổi đáng chú ý trong cách xét điều kiện đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện.

Bộ Nội vụ vừa hoàn thiện dự thảo Thông tư hướng dẫn chi tiết về thời điểm hưởng lương hưu, cách tính và điều kiện xét hưởng chế độ hưu trí đối với người tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện. Dự thảo được xây dựng căn cứ theo khoản 4, Điều 101 của Luật BHXH 2024, chuẩn bị có hiệu lực từ ngày 1/7/2025.

Đề xuất 2 phương án hưởng lương hưu từ ngày 1/7
Đề xuất 2 phương án hưởng lương hưu từ ngày 1/7

Một trong những điểm mới đáng chú ý là điều kiện hưởng lương hưu đối với người tham gia BHXH tự nguyện đã có sự thay đổi quan trọng. Cụ thể, theo Điều 98 Luật BHXH 2024, người lao động sẽ được hưởng lương hưu hàng tháng nếu đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định và có thời gian đóng BHXH từ đủ 15 năm trở lên. Trước đây, yêu cầu tối thiểu là 20 năm đóng BHXH.

Việc giảm thời gian tối thiểu từ 20 năm xuống 15 năm mở ra cơ hội cho nhiều người lao động từng rút BHXH một lần, hoặc tham gia muộn, không liên tục, vẫn có thể tích lũy đủ điều kiện để nhận lương hưu.

Liên quan đến cách xét thời gian đóng BHXH đối với người tự nguyện đóng theo kỳ, dự thảo Thông tư đưa ra hai phương án áp dụng cho những trường hợp đóng theo quý, nửa năm, một năm hoặc một lần cho nhiều năm sau, theo điểm b, c, d và đ khoản 2 Điều 36 Luật BHXH.

Phương án thứ nhất quy định, thời điểm xét điều kiện về thời gian đóng BHXH là tháng cuối cùng trong phương thức đã đóng. Điều này đồng nghĩa dù người lao động đủ tuổi nghỉ hưu trước thời điểm đó, nhưng nếu đã đóng trọn kỳ thì thời gian xét điều kiện vẫn kéo dài đến tháng cuối cùng đã đóng.

Bộ Nội vụ dẫn chứng trường hợp ông T.V.H, sinh ngày 2/9/1965, tham gia BHXH tự nguyện và vào tháng 8/2025 đăng ký đóng một lần cho 3 năm, từ tháng 8/2025 đến tháng 7/2028. Đến tháng 6/2027, ông đủ tuổi nghỉ hưu và có yêu cầu nhận lương hưu. Theo phương án này, thời gian tính đóng BHXH để xét điều kiện vẫn được tính đến hết tháng 7/2028.

Phương án thứ hai xác định thời điểm xét điều kiện là tháng người lao động đủ tuổi nghỉ hưu và có yêu cầu hưởng lương hưu. Khi đó có hai hướng xử lý: hoặc ghi nhận thời gian đã đóng tính đến thời điểm đề nghị nghỉ hưu và hoàn trả phần đóng thừa; hoặc ghi nhận toàn bộ thời gian đã đóng đến hết kỳ đăng ký, giống như phương án một.

Trong trường hợp này, Bộ Nội vụ dẫn chứng, trường hợp ông T.V.H sinh ngày 2.9.1965, tham gia BHXH tự nguyện, tại thời điểm tháng 8.2025 ông T.V.H đăng ký phương thức đóng một lần cho 3 năm về sau và đã đóng cho giai đoạn từ tháng 8.2025 đến tháng 7.2028.

Đến tháng 6.2027, ông T.V.H đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định và có yêu cầu hưởng lương hưu. Thời điểm xét điều kiện về thời gian đóng BHXH để giải quyết chế độ hưu trí đối với ông T.V.H là thời gian đóng tính đến tháng 7.2028.

Theo dự thảo của Bộ Nội vụ, các quy định tại Thông tư này dự kiến được áp dụng từ ngày 1.7.2025.

Lương hưu thay đổi cách tính từ 1/7/2025, người lao động được hưởng quyền lợi đặc biệt này

Từ ngày 1/7/2025, cách tính lương hưu sẽ có sự thay đổi đáng kể theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội 2024, mở ...

Người lao động xuất khẩu có thể hưởng lương hưu như thế nào từ 1/7?

Từ ngày 1/7/2025, theo Luật Bảo hiểm xã hội 2024, người lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng sẽ có ...

Từ 1/7, người đến tuổi nghỉ hưu nhưng đóng BHXH chưa đủ năm sẽ được trợ cấp thế nào?

Người lao động đến tuổi nghỉ hưu nhưng chưa đủ điều kiện hưởng lương hưu sẽ được nhận trợ cấp hằng tháng từ chính khoản ...

Ân Thiên

Ân Thiên

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán
    Bài cùng chuyên mục