Lực tăng đã suy giảm, giá đường vẫn bám trụ mức cao nhất trong 12 năm

(Banker.vn) Giá đường 11 có tuần thứ 5 tăng liên tiếp và chạm mức cao nhất trong 12 năm dù lực tăng đã nhẹ lại.
Tăng tuần thứ 4 liên tiếp, giá đường tiếp tục neo ở mức cao nhất 12 năm Niên vụ 2022/23, ngành mía đường Việt Nam hoàn thành mục tiêu kép

Thống kê từ Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV), kết thúc tuần giao dịch 18 – 24/9, đường là mặt hàng suy nhất chốt tuần trong sắc xanh với mức tăng nhẹ lần lượt 0,22% với đường 11 và 0,07% với đường trắng.

Lực tăng đã suy giảm, giá đường vẫn bám trụ mức cao nhất trong 12 năm
Giá đường duy trì mức tăng trong nhiều tuần

Trong đó, giá đường 11 có tuần thứ 5 tăng liên tiếp và chạm mức cao nhất trong 12 năm dù lực tăng đã nhẹ lại. Thị trường vẫn chú ý đến sản lượng đường tại Ấn Độ và Thái Lan, đặc biệt là nguy cơ cấm xuất khẩu đường từ Ấn Độ.

El Nino khiến khu vực sản xuất nguyên liệu cho ngành công nghiệp mía đường tại các quốc gia cung ứng chính như Thái Lan, Ấn Độ không thể hoạt động với năng suất tối đa, kéo theo sản lượng được dự đoán có sự giảm mạnh. Sản lượng ở mức thấp trong khi nhu cầu ổn định khiến giới chuyên gia lo ngại cán cân cung - cầu đường toàn cầu sẽ thâm hụt trong niên vụ 2023/24.

Ấn Độ gần như không thể xuất khẩu đường trong niên vụ 2023/24 khi sản lượng thấp hơn niên vụ trước - Công ty ED&F Man Commodities cho biết.

Lực tăng đã suy giảm, giá đường vẫn bám trụ mức cao nhất trong 12 năm
Giá đường thé giới tăng cao giúp người nông dân Việt Nam được hưởng lợi

Giá đường tăng cao đã giúp giá mía ở thị trường nội địa cũng tăng tương ứng. Hiệp hội Mía đường Việt Nam thông tin, niên vụ 2022 – 2023, giá mía trên cả nước đang đạt kỷ lục ở mức từ 1,2 - 1,3 triệu đồng/tấn tại ruộng, giúp nông dân trồng mía tăng thu nhập.

Các nhà máy trên cả nước thu mua hơn 9,7 triệu tấn mía trong niên vụ 2022 - 2023, sản xuất được hơn 940.000 tấn đường các loại, cho thấy sự phục hồi đáng kể nhờ triển khai quyết liệt các biện pháp phòng vệ thương mại.

Theo Hiệp hội Mía đường Việt Nam, giá đường Việt Nam so với các nước lân cận trong nửa đầu năm cũng luôn ở mức thấp. Vì vậy, trong niên vụ 2022 - 2023, ngành đường Việt Nam đã thực hiện mục tiêu kép là nâng giá thu mua mía đến mức tương đương với các nước trong khu vực, trong khi vẫn giữ giá đường ở mức thấp nhất.

Để nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành mía đường, các doanh nghiệp được khuyến cáo cần giảm chi phí sản xuất thông qua việc ứng dụng cơ giới hóa trong các khâu, nghiên cứu ra nhiều giống mía cho năng suất vượt trội và xây dựng các chuỗi liên kết bền vững.

Theo Hiệp hội Mía đường, ngành mía đường Việt Nam đã trải qua giai đoạn khó khăn trong nhiều năm liền, theo đó từ tháng 2/2011 đến tháng 8/2019, giá đường đã giảm hơn 60% khiến cho ngành mía đường đối mặt với muôn vàn khó khăn.

Diện tích vùng nguyên liệu liên tục bị thu hẹp, sản lượng đường sản xuất trong nước suy giảm liên tục không những dưới tác động chung của giá đường thế giới thông qua các chính sách trợ cấp, trợ giá từ những quốc gia xuất khẩu mà còn chịu tác động trực tiếp từ đường giá rẻ nhập lậu qua biên giới có nguồn gốc xuất xứ từ Thái Lan.

Tuy nhiên, bước sang niên vụ 2022 - 2023 đã ghi nhận một số diễn biến tích cực cho ngành mía đường. Theo đó, kể từ mức giá thấp nhất được thiết lập vào vụ 2019/20 thì đến vụ 2022/23 mức giá đường thế giới đã tăng 160% làm giảm số lượng đường giá rẻ nhập khẩu vào Việt Nam từ đó cải thiện giá đường trong nước.

Bảo Ngọc

Theo: Báo Công Thương