Nói về dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) các thành viên Chính phủ cho rằng, đây là dự án luật có nhiều nội dung khó, phức tạp, nhạy cảm, tác động lớn đến xã hội và nền kinh tế, rất cần thiết sửa đổi, bổ sung để hoàn thiện để đáp ứng với yêu cầu của tình hình mới, nhất là nhằm bảo đảm an toàn của hệ thống ngân hàng, minh bạch thị trường, huy động các nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội.
Do đó, cần đánh giá kỹ lưỡng tác động, rà soát, bảo tính đồng bộ, thống nhất với các quy định pháp luật hiện hành và các dự án luật đang được Chính phủ trình Quốc hội, tích cực tham khảo kinh nghiệm quốc tế, đề nghị tham khảo có chọn lọc, phù hợp với đặc điểm, điều kiện của Việt Nam.
Các thành viên Chính phủ đề nghị cần tiếp tục tổng kết Nghị quyết 42/2017/QH14 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng và Luật Các tổ chức tín dụng hiện hành; xác định những bất cập, vướng mắc về pháp lý trong quá trình thực hiện thì sửa đổi, bổ sung, kế thừa những quy định đã ổn định, áp dụng có hiệu quả; bám sát kết luận của Thường trực Chính phủ, tiếp tục lấy ý kiến góp ý về dự án luật.
Phát biểu tại phiên họp Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, việc xây dựng và hoàn thiện thể chế phải xuất phát từ đòi hỏi của thực tiễn, tôn trọng thực tiễn, lấy thực tiễn làm thước đo, không cầu toàn nhưng không nóng vội; những gì đã chín, đã rõ, có tính ổn định thì luật hóa; những gì chưa có quy định hoặc vượt quy định thì mạnh dạn nghiên cứu thí điểm, vừa làm vừa rút kinh nghiệm, mở rộng dần; đối với những vấn đề đang còn ý kiến khác nhau thì cố gắng tạo đồng thuận.
"Làm đến đâu chắc đến đó để luật pháp đi thẳng vào cuộc sống. Không để tình trạng văn bản pháp luật vừa xây dựng xong đã lạc hậu", Thủ tướng nêu rõ.
Với lĩnh vực ngân hàng, Thủ tướng nhấn mạnh yêu cầu thể chế hóa được các chủ trương, đường lối của Đảng; luật pháp phải phục vụ sự phát triển, vì lợi ích của nhân dân, đặt lợi ích chung lên trên hết; tất cả cần chung tay, chung sức, tháo gỡ khó khăn, xây dựng hệ thống ngân hàng hoạt động thực sự công khai, minh bạch, hội nhập, phát triển bền vững, phòng chống tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm; tăng cường phân cấp, phân quyền, quy định rõ trách nhiệm, cá thể hoá trách nhiệm của cá nhân, thiết kế công cụ tốt để tăng cường giám sát, kiểm tra.
Theo Thủ tướng, công việc ngày càng nhiều khi thực tiễn diễn biến nhanh chóng, phức tạp, khó lường, nhiều văn bản quy phạm pháp luật được xây dựng từ lâu, có những văn bản mới xây dựng nhưng thực tiễn đã vượt qua, nên phải rà soát, bám sát thực tiễn, điều chỉnh kịp thời, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, nút thắt, tạo hành lang pháp lý thông thoáng, phù hợp điều kiện đất nước và tình hình từng giai đoạn, nhất là giai đoạn có nhiều khó khăn hiện nay, tạo động lực, xung lực, cảm hứng để góp phần hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ mà Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã đề ra.
Theo chỉ đạo của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) được giao chủ trì soạn thảo Dự án Luật Các TCTD (sửa đổi). NHNN đã khẩn trương thực hiện xây dựng dự án Luật đảm bảo chất lượng, tiến độ để trình Chính phủ.
Dự thảo Luật TCTD (sửa đổi) được xây dựng trên cơ sở kế thừa Luật hiện hành và sửa đổi một số nhóm nội dung chính như: giấy phép, quản trị điều hành; các nội dung về hoạt động của ngân hàng; quy định về bảo đảm an toàn; xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm; kiểm soát đặc biệt, tổ chức lại, phá sản, giải thể ngân hàng; quy định về tài chính, hạch toán, báo cáo; quy định về chuyển tiếp, thi hành…
NHNN cũng đã, đang và sẽ tổ chức tiếp tục tổng hợp, tiếp thu và nghiên cứu ý kiến tham gia của các cơ quan, tổ chức để xây dựng, hoàn thiện Dự thảo Luật Các TCTD (sửa đổi), báo cáo Chính phủ xem xét, quyết định.
Ngày 8/3 vừa qua, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam đã phối hợp với NHNN tổ chức Tọa đàm Góp ý dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi). Tại toạ đàm các TCTD đã tập trung trao đổi, thảo luận vào một số nội dung hiện còn vướng mắc như: quy định liên quan tổ chức quản trị, điều hành của TCTD (người đại diện theo pháp luật; về HĐQT, HĐTV; về thành viên HĐQT độc lập; về giới hạn sở hữu cổ phần, sở hữu của cổ đông lớn và người có liên quan của cổ đông lớn; hoạt động L/C…); quy định liên quan đến hoạt động và hạn chế bảo đảm an toàn trong hoạt động của TCTD (xét duyệt cấp tín dụng, kiểm tra sử dụng tiền vay; về nghiệp vụ đại lý; hoạt động ngân hàng điện tử; về nắm giữ bất động sản…); quy định liên quan đến cơ cấu lại TCTD yếu kém; quy định liên quan xử lý nợ xấu và xử lý tài sản bảo đảm (TSBĐ) của khoản nợ xấu…
Song Anh
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|