Lợi nhuận Viglacera tăng tốc khi "về tay" GELEX, cổ phiếu VGC cũng lên đỉnh 18 tháng

(Banker.vn) Sau khi "về tay" GELEX, kết quả kinh doanh của Viglacera liên tục bứt tốc, cổ phiếu VGC cũng tiến nhanh về vùng đỉnh so với thời điểm cách đây 18 tháng...

Đóng cửa phiên giao dịch ngày 14/3, thị trường chứng khoán quay đầu giảm nhẹ sau phiên hồi phục ngày hôm qua. Tuy vậy, cổ phiếu VGC của Tổng Công ty Viglacera – Công ty CP vẫn thành công giữ được sắc xanh sau phiên tăng "kịch trần" ngày 13/3. Phiên tăng điểm hôm nay (+0,34%) đưa thị giá VGC lên mức 59.200 đồng/cổ phiếu - mức cao nhất trong vòng 18 tháng kể từ giữa tháng 9/2022.

Lợi nhuận Viglacera tăng tốc khi
Cổ phiếu VGC đang ở mức cao nhất trong vòng 18 tháng kể từ giữa tháng 9/2022

Giá trị vốn hóa thị trường hiện tai của Viglacera tương ứng đạt xấp xỉ 26.500 tỷ đồng (~1 tỷ USD), tăng khoảng 85% so với thời điểm một năm trước. Con số này cũng đưa Viglacera trở thành cái tên duy nhất trong "họ" GELEX lọt vào danh sách tỷ USD vốn hóa trên sàn chứng khoán. Dù vậy, mức vốn hóa hiện tại của VGC vẫn còn kém khoảng 10% so với đỉnh đạt được vào cuối tháng 8/2022.

Theo tìm hiểu, Viglacera được thành lập từ tháng 7/1974, tiền thân là Công ty Gạch ngói sành sứ Xây dựng, được hình thành từ việc sáp nhập 18 nhà máy và xí nghiệp sản xuất gạch ngói từ đất sét nung. Từ thập niên 90, Viglacera đã tiên phong đưa vào sản xuất các sản phẩm mới như kính xây dựng, sứ vệ sinh và gạch ốp lát ceramic, gạch ốp lát granite,…

Đến tháng 4/2014, Viglacera chuyển đổi mô hình từ Công ty TNHH sang Công ty CP. Từ thời điểm đó, Viglacera chính thức mở rộng phạm vi hoạt động đồng thời trong hai lĩnh vực chính là vật liệu xây dựng và bất động sản. Hơn một năm sau khi IPO, Viglacera đưa cổ phiếu lên giao dịch trên UPCoM với mã VGC từ giữa tháng 10/2015.

Đến giữa tháng 12/2016, Viglacera chính thức niêm yết trên HNX khi vốn điều lệ ở mức hơn 3.000 tỷ đồng. Sau gần 3 năm, cổ phiếu VGC một lần nữa chuyển sàn sang HoSE vào cuối tháng 5/2019. Thời điểm đó, vốn điều lệ của Viglacera đã ở mức gần 4.500 tỷ đồng sau 2 đợt chào bán giai đoạn 2016-17. Như vậy, VGC là cái tên hiếm hoi từng giao dịch trên cả 3 sàn chứng khoán.

Viglacera hiện dẫn đầu trong lĩnh vực vật liệu xây dựng (VLXD) gồm kính xây dựng (chiếm 42% thị phần), gạch ốp lát (30% thị phần gạch ceramic). Ngoài ra, doanh nghiệp đã phát triển 11 khu công nghiệp với 560ha diện tích đất còn lại, tập trung ở miền Bắc và miền Trung, thu hút được nhiều khách hàng lớn như Samsung, Accor, BYD,…

Lợi nhuận Viglacera tăng tốc khi
Viglacera hiện dẫn đầu trong lĩnh vực vật liệu xây dựng

Được biết, "bóng dáng" của GELEX chính thức xuất hiện tại Viglacera từ năm 2020. Sau 2 đợt tăng giá chào mua công khai, 2 công ty con của GELEX đã sở hữu tổng cộng 206,54 triệu cổ phiếu, chiếm tỷ lệ 46,07% vốn tại Viglacera. Trong đó, Tổng công ty Thiết bị điện Việt Nam nắm giữ 26,64%, Công ty Thiết bị điện Gelex sở hữu 19,43%.

Sau nhiều đợt chào mua, nhóm GELEX chính thức nâng sở hữu tại Viglacera lên trên 50% vào tháng 4/2021 qua đó hợp nhất kết quả kinh doanh với tập đoàn. Hiện tại, Viglacera đang là công ty con gián tiếp của GELEX do CTCP Hạ tầng GELEX (GELEX sở hữu trực tiếp 82,65% vốn) nắm giữ 50,21% cổ phần.

Sau khi "về tay" GELEX, Viglacera kinh doanh khởi sắc rõ rệt. Lợi nhuận từ mức quanh 600-800 tỷ đã tăng vọt lên gần 1.300 tỷ đồng vào năm 2021. Con số này tiếp tục tăng trưởng mạnh 50% lên hơn 1.900 tỷ đồng vào năm 2022 trước khi khó khăn ập đến cuối năm vừa qua.

Quý 4/2023 là lần đầu tiên doanh nghiệp này báo lỗ kể từ khi công bố thông tin, chủ yếu do mảng kính gặp khó. Luỹ kế cả năm 2023, Viglacera vlãi ròng 1.162 tỷ đồng, giảm 39% so với năm trước nhưng vẫn vượt 32% kế hoạch cả năm đề ra. Con số này cũng cao hơn nhiều so với trước khi GELEX xuất hiện.

Bước sang năm 2024, Viglacera lên kế hoạch doanh thu hợp nhất là 13.468 tỷ đồng và chỉ tiêu lợi nhuận trước ở mức 1.216 tỷ đồng. Sau một quý bất ngờ thua lỗ, tình hình đã khả quan hơn. 2 tháng đầu năm, doanh nghiệp ước thực hiện được 14% mục tiêu lợi nhuận cả năm, tương ứng lãi trước thuế ước đạt khoảng 170 tỷ đồng.

Vốn hóa vượt mốc tỷ Đô, doanh nghiệp "nhà" Vingroup so găng cùng Vietnam Airlines, Khang Điền,...

Tính tới thời điểm hiện tại, Vingroup đang nắm giữ 83,32% vốn tại VEF và là công ty mẹ của doanh nghiệp này.

Thị trường "gãy" nhịp tăng điểm, dòng tiền cá mập "tất tay" chốt lời

Diễn biến phiên giao dịch 14/03, VN-Index bất ngờ giảm điểm cuối phiên, về ngưỡng 1.26x điểm trước áp lực chốt lời của dòng tiền ...

Cổ phiếu VIX hướng tới đỉnh lịch sử nhờ "game" cổ tức

Trong phiên giao dịch hôm nay, cổ phiếu VIX bất ngờ bứt phá với khối lượng lớn.

Linh Đan

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán