Đà lao dốc của cổ phiếu MWG được đặt trong bối cảnh tâm lý nhà đầu tư trở nên bi quan khi thị trường rơi vào nhịp điều chỉnh kéo dài 2 tháng. VN-Index giảm gần 228 điểm (tương ứng -18,1%) từ đỉnh cao nhất 1.255,11 điểm (ngày 7/9) xuống mức 1.028,19 (chốt phiên 31/10).
Nhiều cổ phiếu giảm sâu trong phiên cuối tháng 10, trong đó mã MWG gây chú ý khi giảm kịch sàn về mức 37.700 đồng/cp và trong tình trạng "múa bên trăng". Hiện nay, cổ phiếu MWG rơi xuống vùng giá thấp nhất trong vòng 34 tháng kể từ cuối tháng 12/2020. Tính từ mức 59.300 đồng (giá cao nhất phiên 13/9), mã hiện đã giảm hơn 35% giá trị, vốn hóa thị trường cũng theo đó "bốc hơi" gần 29.000 tỷ đồng, chỉ còn khoảng hơn 55.000 tỷ đồng.
Cổ phiếu này rơi về vùng đáy dài hạn đã kích hoạt một phần dòng tiền bắt đáy của nhà đầu tư, thanh khoản trong phiên sôi động với hơn 13,2 triệu đơn vị được khớp lệnh, tương ứng giá trị giao dịch hơn 500 tỷ đồng, xếp thứ 3 toàn sàn. Dù vậy, lực bán vẫn áp đảo khiến MWG còn dư bán sàn 273.600 đơn vị.
Diễn biến giá cổ phiếu MWG |
Khối ngoại là một trong những tác nhân gây áp lực lên cổ phiếu MWG phiên 31/10 khi bán ròng hơn 2 triệu đơn vị, tương đương giá trị gần 80 tỷ đồng. Tính từ đầu tháng 10 tới nay, khối ngoại liên tục bán ròng cổ phiếu MWG với tổng cộng 18,6 triệu cổ phiếu, tương đương giá trị bán ròng 940 tỷ đồng.
Đây là diễn biến không thường thấy trong bối cảnh room ngoại tại cổ phiếu bán lẻ này luôn duy trì mức 49% suốt một thời gian dài. Trước đây, có những giai đoạn khối ngoại còn chấp nhận mua thoả thuận ngoài sàn cổ phiếu này với mức premium rất cao (khoảng 45%). Tuy nhiên, những giao dịch này gần như không còn xuất hiện, đặc biệt khi Thế giới Di động vừa công bố báo cáo tài chính đáng thất vọng.
Cụ thể, Công ty đánh rơi gần hết lợi nhuận trong quý 3/2023 khi ghi nhận lãi ròng chỉ 39 tỷ đồng. Việc phải tung ra chính sách hạ giá để kích thích tiêu dùng và thu hút khách hàng đã kéo tụt biên lợi nhuận của ông lớn ngành bán lẻ.
Cụ thể, doanh thu quý 3/2023 của Thế giới Di động đạt 30.287 tỷ đồng, giảm 5,5% so với cùng kỳ năm trước. Công ty đánh rơi gần hết lợi nhuận trong quý 3 khi chỉ đạt 39 tỷ đồng lãi ròng. Việc phải tung ra chính sách hạ giá để kích thích tiêu dùng và thu hút khách hàng đã kéo tụt biên lợi nhuận của ông lớn ngành bán lẻ.
Luỹ kế 9 tháng đầu năm, doanh thu của Thế giới Di động giảm 15,5% so với cùng kỳ năm ngoái, xuống mức gần 87.000 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế cũng "bốc hơi" đến gần 97% so với cùng kỳ năm ngoái, xuống còn 78 tỷ đồng và mới thực hiện vỏn vẹn chưa đến 2% mục tiêu cả năm 2023 đề ra.
Tại thời điểm 30/9, tổng tài sản của daonh nghiệp bán lẻ này đạt 58.644 tỷ đồng trong đó lượng tiền mặt và tiền gửi ở mức 23.254 tỷ; danh mục hàng tồn kho giảm 11% so với đầu năm còn 22.853 tỷ đồng. Ngược lại, nợ vay tài chính tăng thêm 7.000 tỷ, đạt hơn 22.900 tỷ đồng. Công ty hiện còn gần 8.100 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối.
Trước đó trong năm 2022, Thế giới Di động ghi nhận doanh thu đạt 133.405 tỷ đồng, vẫn tăng 8% so với năm trước nhưng lợi nhuận sau thuế lại giảm 16% so với năm 2021, xuống mức 4.100 tỷ đồng. Đây là năm đầu tiên Thế giới Di động đứt chuỗi tăng trưởng lợi nhuận kéo dài gần một thập kỷ và không hoàn thành kế hoạch đề ra.
Nhà đầu tư Singapore và Thái Lan "đọ găng" tranh mua 20% cổ phần Bách Hoá Xanh Theo hai nguồn tin độc quyền của Reuters, quỹ đầu tư quốc gia Singapore GIC là một trong số những nhà đầu tư đang tham ... |
Cơ sở nào để định giá Bách Hóa Xanh ở mức 1,7 tỷ USD? Mặc dù vẫn đang thua lỗ, nhưng Bách Hoá Xanh vẫn được các nhà đầu tư ngoại định giá lên tới 1,7 tỷ USD. Điều ... |
Bắt tay đối tác Anh, 3.600 cửa hàng Thế Giới Di Động (MWG) được trang bị hệ thống điện mặt trời áp mái Coro Engergy, tập đoàn hoạt động trong lĩnh vực năng lượng sạch và khí đốt tự nhiên có trụ sở tại Anh mong muốn triển ... |
Quỳnh Nga
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|