Lỗ vượt vốn, cổ phiếu AGM của Angimex bị đưa vào diện cảnh báo từ ngày 7/9

(Banker.vn) Sau thời gian trì hoãn, Angimex đã công bố báo cáo tài chính kiểm 2022, trong đó tiêu điểm là khoản lỗ lũy kế hơn 70 tỷ đồng, là gốc rễ khiến cổ phiếu AGM sẽ bị đưa vào diện cảnh báo từ ngày 7/9 tới.
Kinh doanh “bết bát” cổ phiếu AGM của Angimex bị cảnh báo
Không chỉ cổ phiếu lĩnh liên tiếp án phạt, Angimex mới đây cũng bị cơ quan quản lý phạt 92,5 triệu đồng do có hành vi không công bố thông tin theo quy định.

Sở Giao dịch Chứng Khoán TP. HCM (HOSE) vừa có công văn số 1442/TB-SGDHCM đưa cổ phiếu AGM của Công ty CP Xuất Nhập Khẩu An Giang (Angimex) vào diện cảnh báo kể từ ngày 7/9/2023.

HOSE cho biết, Angimex có lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tại ngày 31/12/2022 trên báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán 2022 là âm 70 tỷ đồng, thuộc trường hợp chứng khoán bị cảnh báo theo quyết đinh số 17/QĐ-HĐTV ngày 31/12/2023 của Hội đồng thành viên Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam.

Bên cạnh đó, cổ phiếu AGM vẫn đang trong diện hạn chế giao dịch do Angimex chậm nộp báo cáo tài chính riêng lẻ và hợp nhất năm kiểm toán 2022 sau 45 ngày so với thời gian quy định.

Lỗ vượt vốn, cổ phiếu AGM của Angimex bị đưa vào diện cảnh báo từ ngày 7/9

Quyết định xử phạt đối với Xuất Nhập Khẩu An Giang.

Không chỉ cổ phiếu lĩnh liên tiếp án phạt, Angimex mới đây cũng bị cơ quan quản lý phạt 92,5 triệu đồng do có hành vi không công bố thông tin theo quy định. Những thông tin Angimex "quên" chia sẻ rộng rãi ra công chúng bao gồm báo cáo thường niên 2022 và báo cáo tài chính kiểm toán 2022.

Ngoài ra, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cũng phạt Angimex số tiền 25 triệu đồng đối với hành vi "ém" thông tin nội dung thù lao của từng thành viên HĐQT, tiền lương của Tổng giám đốc (Giám đốc) và người quản lý khác thành mục riêng trong Báo cáo tài chính năm 2021 của doanh nghiệp.

Chưa dừng lại ở đó, Angimex còn phải nộp phạt 150 triệu đồng với hành vi báo cáo sai lệch số liệu lợi nhuận sau thuế giữa báo cáo tài chính quý II/2022 và báo cáo tài chính bán niên năm 2022 đã được soát xét.

Vừa phải nộp phạt số tiền hàng trăm triệu đồng, cơ quan quản lý nhà nước cũng buộc Angimex báo cáo lại thông tin chính xác (đối với số liệu sai lệch trên Báo cáo tài chính Quý 2/2022) theo quy định tại khoản 4 Điều 43 Nghị định số 156/2020/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại điểm c khoản 34 Điều 1 Nghị định số 128/2021/NĐ-CP.

Ở một diễn biến khác, Angimex vừa công bố thông tin về việc chậm thanh toán lãi kỳ 7 của lô trái phiếu AGMH2123001. Theo đó Angimex chưa thu xếp được tiền, chậm trả lãi kỳ 7 của lô trái phiếu này.

Lô trái phiếu AGMH2123001 phát hành ngày 9/11/2021 với lãi suất cố định 7%/năm, kỳ tính lãi 3 tháng/lần, đáo hạn lần lượt vào tháng 9 và 11/2023.

Tuy huy động được lô trái phiếu lãi suất 7% được xem là rất thấp so với mặt bằng chung. Tuy vậy mới đây, sau khi không thể thanh toán tiền lãi đúng thời hạn, AGM công bố thông tin đã đạt được thỏa thuận với trái chủ về việc gia hạn trái phiếu.

Theo đó kỳ hạn trái phiếu được điều chỉnh ngày đáo hạn đến 14/9/2024. Cùng với đó điều khoản về lãi suất trái phiếu cũng được thay đổi, điều chỉnh từ 7%/năm lên 12%/năm.

Các bên cũng đạt được thỏa thuận về việc bán tài sản đảm bảo. Các bên lập hội đồng thanh lý tài sản đảm bảo ngay khi có thể, và thống nhất nếu bán được tài sản đảm bảo sẽ chuyển vào tài khoản để bồi hoàn cho những người sở hữu trái phiếu, bao gồm ưu tiên trả gốc/lãi trái phiếu.

Lô trái phiếu AGMH2223001 của Angimex có 2 đợt phát hành. Đợt 1 trị giá 350 tỷ đồng, vào 9/11/2023 và đáo hạn vào 9/11/2023. Đợt 2 là đợt đang chậm thanh toán lãi trái phiếu, trị giá 300 tỷ đồng, phát hành vào 14/3/2022 và đáo hạn vào 14/9/2023. Các lô trái phiếu này hiện còn lưu hành tổng hơn 560 tỷ đồng.

Một trong những nguyên nhân khiến Angimex không thể trả gốc, lãi đúng hạn là do kết quả kinh doanh bết bát.

Năm 2022, AGM lỗ 139 tỷ đồng còn nửa đầu năm 2023 lỗ tiếp 18 tỷ đồng. Angimex kinh doanh thua lỗ một phần cũng vì mang tiền đi đầu tư chứng khoán.

Đến 31/3/2023 AGM còn chưa đến 7 tỷ đồng tiền và tương đương tiền. Về các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, công ty có 33,9 tỷ đồng đầu tư ngắn hạn (giảm 20 tỷ đồng so với đầu năm). Ngoài ra, khoản tiền đổ vào chứng khoán kinh doanh gần 63 tỷ đồng thì phải trích lập dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh gần 30 tỷ đồng.

Khoản đầu tư chứng khoán, AGM dồn tất cả 62,5 tỷ đồng đầu tư vào cổ phiếu HQC của Địa ốc Hoàng Quân và phải trích lập dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư gần 30 tỷ đồng.

Angimex (AGM) tiếp tục chậm trả lãi kỳ 5 trái phiếu mệnh giá 300 tỷ đồng, đáo hạn ngày 14/9/2023

Công ty CP Xuất nhập khẩu An Giang (Angimex, HOSE: AGM) tiếp tục kéo dài thời gian trả lãi trái phiếu.

Vi phạm công bố thông tin, Xuất nhập khẩu An Giang (AGM) bị phạt hàng trăm triệu đồng

Ngày 30/6, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã ra quyết định về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán ...

Angimex (AGM): Bất chấp lỗ nặng quý 2, cổ phiếu AGM vẫn tăng trần 11 phiên liên tiếp

Trong bối cảnh kết quả kinh doanh không mấy khả quan, cổ phiếu AGM của Angimex gây bất ngờ khi tăng trần 11 phiên liên ...

Tiểu Vy

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán