Lo ngại nguồn cung từ Robusta, giá cà phê xuất khẩu tăng nhẹ

(Banker.vn) Giá cà phê xuất khẩu trung bình của Việt Nam đạt mức 3.288/USD tấn, tăng tới 47% so với mức 2.222 USD/tấn tại cùng kỳ năm trước.
Giá cà phê xuất khẩu tăng mạnh, cà phê Robusta chính thức vượt ngưỡng 4.000 USD/tấn Tăng 5%, giá cà phê Robusta lập đỉnh cao nhất mọi thời đại Giá cà phê xuất khẩu quay đầu giảm sốc sau nhiều phiên tăng kỷ lục

Chốt phiên giao dịch cuối tuần (ngày 19/4), giá cà phê Robusta trên sàn ICE Futures Europe London điều chỉnh nhẹ, kỳ hạn giao hàng tháng 5/2024 tăng 2 USD, giao dịch tại 4.083 USD/tấn. Kỳ hạn giao hàng tháng 7/2024 tăng 18 USD giao dịch tại 4.080 USD/tấn. Khối lượng giao dịch trung bình cao.

Giá cà phê Arabica trên sàn ICE Futures US New York tăng, kỳ hạn giao hàng tháng 5/2024 tăng 1,55 Cent, giao dịch tại 241,40 Cent/lb. Trong khi, kỳ hạn giao tháng 7/2024 tăng 0,75 Cent, giao dịch tại 231,85 Cent/lb. Khối lượng giao dịch trung bình cao.

Kết thúc tuần, giá cà phê 2 sàn hồi phục nhẹ. Lo ngại về tình trạng khô hạn ở các vùng trồng trọng điểm cà phê Việt Nam ảnh hưởng đến vụ tới tiếp tục đẩy thị trường đi lên.

Theo các chuyên gia, sản lượng cà phê thế giới niên vụ năm nay giảm khoảng 10 - 15%. Trong khi đó, sản lượng của Việt Nam niên vụ 2023 - 2024 dự báo giảm 10%. Ngoài ra, căng thẳng địa chính trị trên thế giới đã khiến cước vận chuyển và nhiều chi phí tăng, qua đó tạo sức ép khiến giá cà phê càng tăng cao hơn nữa.

Lo ngại nguồn cung từ Robusta, giá cà phê xuất khẩu tăng nhẹ

Quý 1/2024, Việt Nam xuất khẩu 585.696 tấn cà phê với kim ngạch 1,9 tỷ USD

Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam nhìn nhận, sản lượng cà phê vụ tới sẽ sụt giảm bởi nắng nóng, khô hạn diễn ra nhiều vùng chuyên canh cây cà phê ở Tây Nguyên.

Nguồn cung cà phê sẽ tiếp tục căng thẳng do tới tháng 7 Brazil mới vào vụ thu hoạch mới. Trong khi đó, cà phê Indonesia chủ yếu phục vụ tiêu thụ nội địa, nguồn hàng xuất khẩu không nhiều. Do đó, các nhà rang xay trên thế giới trông chờ chủ yếu vào nguồn hàng từ Việt Nam.

So với cùng kỳ năm trước, quý 1/2024, lượng xuất khẩu cà phê chỉ tăng 5,9% nhưng giá trị xuất khẩu cà phê lại tăng tới 56,7%. Nguyên nhân là do giá cà phê xuất khẩu trung bình của Việt Nam đạt mức 3.288/USD tấn, tăng tới 47% so với mức 2.222 USD/tấn tại cùng kỳ năm trước.

Giá cà phê tại các tỉnh khu vực Tây Nguyên đến cuối ngày 19/4 giữ giá so với đầu giờ sáng, sau khi đã tăng 1.000 - 1.200 đồng/kg so với cuối ngày 18/4. Giá cà phê đang dao động trong khoảng 120.600 - 121.200 đồng/kg, giá bán trung bình 121.000 đồng/kg.

Cụ thể, tại tỉnh Lâm Đồng, giá cà phê nhân xô đang là 120.600 đồng/kg. Trong khi đó, giá cà phê ở huyện Cư M'gar; thị xã Buôn Hồ của tỉnh Đắk Lắk hiện ở mức 121.000 đồng/kg.

Tại một số địa phương khác, giá cà phê cuối ngày 19/4 cũng giữ ổn định như thời điểm khởi phiên giao dịch. Như ở Đắk Nông, cà phê đang có giá cao nhất khu vực là 121.200 đồng/kg. Hiện giá cà phê tại tỉnh Gia Lai và Kon Tum cùng ở mức 120.800 đồng/kg.

Giá cà phê trong nước vẫn leo thang mạnh, dù thị trường thế giới có thế nào. Giá cà phê trong nước giao dịch trong phiên chốt tuần này cao nhất tại 124.000 đồng/kg, được ghi nhận tại Đắk Nông.

Thời gian qua, giá cà phê trên thế giới, đặc biệt là Robusta liên tục tăng cao và chạm mức kỷ lục. Giá cà phê tăng một phần do lo ngại thiếu nguồn cung. Theo các chuyên gia, sản lượng cà phê thế giới niên vụ năm nay giảm khoảng 10 – 15%. Trong khi căng thẳng địa chính trị trên thế giới đã khiến cước vận chuyển và nhiều chi phí tăng, qua đó tạo sức ép khiến giá cà phê càng tăng cao hơn nữa.

Sản lượng của Việt Nam niên vụ 2023 – 2024 dự báo giảm 10%. Lo ngại về tình trạng khô hạn ở các vùng trồng trọng điểm cà phê Việt Nam ảnh hưởng đến vụ tới tiếp tục đẩy thị trường đi lên. Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam (Vicofa) nhìn nhận, sản lượng cà phê vụ tới sẽ sụt giảm bởi nắng nóng, khô hạn diễn ra nhiều vùng chuyên canh cây cà phê ở Tây Nguyên.

Nguồn cung cà phê được dự báo sẽ tiếp tục căng thẳng do tới tháng 7 Brazil mới vào vụ thu hoạch mới. Trong khi đó, cà phê Indonesia chủ yếu phục vụ tiêu thụ nội địa, nguồn hàng xuất khẩu không nhiều. Do đó, các nhà rang xay trên thế giới vẫn trông chờ chủ yếu vào nguồn hàng từ Việt Nam.

Ngọc Ngân

Theo: Báo Công Thương