Theo thông báo từ Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), cổ phiếu của Công ty CP Lilama 69-1 (HNX: L61) sẽ bị đưa vào diện kiểm soát từ ngày 24/08/2023. Nguyên nhân do theo BCTC soát xét bán niên 2023 của L61, tổng lỗ lũy kế vượt vốn điều lệ thực góp của Doanh nghiệp tại ngày 30/06/2023.
Trước đó, cổ phiếu L61 trong diện bị cảnh báo theo quyết định ngày 04/04/2023, do lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tại BCTC kiểm toán năm 2023 là số âm, và phải nhận ý kiến kiểm toán ngoại trừ.
Bên cạnh đó, HNX cũng bổ sung thêm lý do đưa L61 vào danh sách chứng khoán không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ (cắt margin) là vì "tổ chức kiểm toán có ý kiến không phải là chấp nhận toàn phần đối với BCTC bán niên 2023" và “lợi nhuận sau thuế tại BCTC bán niên 2023 là số âm”.
L61 giải trình ra sao?
Tại thời điểm 30/06/2023, L61 có lỗ lũy kế 97,4 tỷ đồng, trong khi vốn góp của chủ sở hữu chỉ gần 76 tỷ đồng. Doanh nghiệp cũng nhận được ý kiến từ chối kết luận do có tổng số nợ phải trả quá hạn gần 532 tỷ đồng; lỗ 6 tháng 27 tỷ đồng; lưu chuyển tiền thuần trong kỳ âm 234 triệu đồng.
Các khoản vay, nợ quá hạn đã bị các ngân hàng khởi kiện ra tòa án, yêu cầu xử lý tài sản đảm bảo và các tài sản khác để thu hồi nợ. Các yếu tố này dẫn đến nghi ngờ về khả năng hoạt động liên tục của L61, nhưng BCTC bán niên vẫn trình bày trên cơ sở giả định khả năng hoạt động liên tục của doanh nghiệp. Ngoài ra, giá trị khối lượng dở dang của các công trình và giá vốn cũng chưa có đủ các bằng chứng phù hợp để tổ chức kiểm toán có thể xác định.
L61 đã đưa ra giải trình về vấn đề này. Doanh nghiệp cho biết từ ngày 01/01-30/06/2023, do ảnh hưởng bởi nghị định ngày 05/11/2022 về quản lý thuế với doanh nghiệp liên kết, L61 bị tính khoản lãi chậm nộp từ 2017 đến hết năm 2020. Đồng thời, do ảnh hưởng từ COVID-19 kéo dài, dẫn đến các dự án/công trình bị chậm tiến độ quyết toán, nghiệm thu, bạn giao đưa vào sử dụng, qua đó một số dự án lớn bị dừng thực hiện.
Ngoài ra, ảnh hưởng chung của nền kinh tế dẫn đến công nợ phải thu bị chậm thanh toán, làm cho L61 cũng bị chậm thanh toán do không thể thu hồi công nợ.
Từ ngày 01/08/2022, các tổ chức tín dụng đã dừng cấp vốn cho L61 nên Doanh nghiệp không thể hoàn thành đúng tiến độ các dự án, công trình đang thi công, dẫn đến kết quả kinh doanh thua lỗ.
Công ty CP Lilama 69-1 (L61) tiền thân từ hai công trường: Công trường Lắp máy phân đạm Hà Bắc và công trường Lắp máy nhiệt điện Uông Bí - Quảng Ninh thành lập năm 1961. Năm 2005 công ty chuyển sang hoạt động theo mô hình cổ phần.
Công ty hoạt động trong lĩnh vực Chế tạo thiết bị nâng và thiết bị chịu áp lực; Lắp đặt thiết bị, dây chuyền công nghệ đồng bộ, công trình công nghiệp, đường dây và trạm biến thế đến 500KV. Hiện tại Công ty đang sở hữu 1 Trung tâm tư vấn khoa học công nghệ, 3 Xí nghiệp, 1 Nhà máy chế tạo, 7 Đội công trình. Ngày 19/11/2008, L61 chính thức giao dịch trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX).
Lãnh đạo ồ ạt thoái sạch vốn Ngày 22/08, ông Cao Đài, Phó Chủ tịch L61 đã đăng ký bán gần 1,2 triệu cổ phiếu, tương đương hơn 15% cổ phần tại Công ty. Giao dịch dự kiến được thực hiện từ ngày 24/08 tới ngày 16/09/2022. Sau giao dịch, ông không còn sở hữu cổ phần nào tại L61. Trước đó, ba lãnh đạo khác của L61 cũng đăng ký bán toàn bộ cổ phiếu là ông Ngô Phú Phong (Phó Tổng Giám đốc), ông Ngô Quang Hưng (Phó Tổng Giám đốc) và ông Nguyễn Văn Đạt (Thành viên HĐQT). Tuy nhiên, lượng cổ phiếu đăng ký bán không quá lớn và thời gian giao dịch từ ngày 19/08 tới 16/09/2022. Tất cả lãnh đạo của L61 kể trên đều chọn phương thức giao dịch thỏa thuận, có lẽ vì đây là cổ phiếu thanh khoản khá kém với khối lượng giao dịch bình quân cả năm qua chỉ 1.500 cp/phiên. Phiên giao dịch sôi nổi nhất của L61 diễn ra vào ngày 02/08, với gần 31.000 cổ phiếu khớp lệnh. |
Các giao dịch chứng khoán đáng chú ý ngày 22/8/2023 Tạp chí điện tử Kinh tế Chứng khoán Việt Nam gửi đến quý độc giả tổng hợp các giao dịch chứng khoán đáng chú ý ... |
Các quỹ ETF bán ròng hơn 1.500 tỷ đồng trong hai tuần vừa qua Top cổ phiếu bị ETF bán ròng nhiều nhất gồm FPT, MWG, TCB, VPB, ACB, MBB, PNJ, STB... |
HOSE quyết tâm đưa hệ thống KRX vào vận hành cuối năm nay Trước đó, đại diện Ủy ban Chứng khoán Nhà nước từng chia sẻ có thể chạy hệ thống KRX trong tháng 7. |
Nguyên Nam
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|