Việt Nam là thị trường xuất khẩu cà phê số 2 thế giới chỉ sau đất nước Brazil. Chi tiết, mảng xuất khẩu cà phê rang xay - hoà tan được đánh giá là cạnh tranh khốc liệt nhất với sự xuất hiện của các doanh nghiệp nước ngoài.
Theo tìm hiểu, thông tin từ Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam (VICOFA), kết thúc niên vụ 2022-2023 (từ tháng 10/2022 đến tháng 9/2023), xuất khẩu cà phê của Việt Nam đạt gần 1,7 triệu tấn, giảm 4,5% so với niên vụ 2021-2022. Tuy nhiên, giá trị xuất khẩu vẫn tăng 3,4% lên mức 4,1 tỷ USD nhờ giá tăng cao. Giá xuất khẩu cà phê trung bình của Việt Nam đạt 2.451 USD/tấn, tăng 5,5% so với niên vụ trước.
Xét theo dòng cà phê, có thể thấy cà phê xuất khẩu chủ yếu vẫn dòng Robusta với 1,49 triệu tấn, giá trị trên 3,2 tỷ USD, còn cà phê nhân Arabica chỉ xuất khẩu 41.500 tấn, giá trị 169 triệu USD, cà phê nhân đã khử cafein 36.000 tấn, kim ngạch 136 triệu USD.
Cà phê rang xay và hòa tan xuất khẩu khoảng 90.000 tấn (chưa quy đổi ra cà phê nhân), giá trị xuất khẩu khoảng 510 triệu USD (khối lượng chiếm khoảng 5,4% và kim ngạch chiếm khoảng 12,5% tổng các loại cà phê xuất khẩu trong niên vụ cà phê 2022-2023).
Về cà phê rang xay hòa tan, 10 doanh nghiệp xuất khẩu hàng đầu tính theo kim ngạch là: Outspan Việt Nam, Cà phê Ngon, Nestlé Việt Nam, Tập đoàn Trung Nguyên, Tata Coffee Việt Nam, URC Việt Nam, Lựa chọn đỉnh, Instanta Việt Nam, Iguacu Việt Nam và Sucafina Việt Nam.
Như vậy, Outspan Việt Nam – công ty con của OLAM, đã chiếm lĩnh vị trí số 1 trong mảng này tính theo kim ngạch xuất khẩu trong niên vụ gần nhất. Doanh nghiệp đã xuất khẩu được 17,5 nghìn tấn sản phẩm với kim ngạch đạt 100,6 triệu USD, đứng trên nhiều đối thủ nặng ký như Cà phê Ngon, Nestle và "ông hoàng" cà phê Việt Nam là Trung Nguyên.
OLAM - đơn vị sở hữu Outspan Việt Nam |
OLAM là cái tên hàng đầu trong ngành nông nghiệp và thực phẩm, cung cấp nguyên liệu, thức ăn chăn nuôi và các sản phẩm liên quan cho khách hàng trên toàn thế giới. Được thành lập từ năm 1989 tại Nigeria, công ty chuyển trụ sở tới London và sau đó đưa toàn bộ hoạt động về Singapore vào năm 1996. Cổ đông lớn nhất của doanh nghiệp này là Temasek – quỹ đầu tư Nhà nước của Singapore (54% cổ phần). Bên cạnh đó, tập đoàn Mitsubishi của Nhật Bản cũng là cổ đông lớn của doanh nghiệp.
Năm 2020, tập đoàn OLAM thực hiện tái cơ cấu, chia lại bộ máy hoạt động thành hai công ty chính là Olam Food Ingredients (OFI) và Olam Global Agri (OGA). Trong đó, OFI tập trung vào việc phát triển và xuất khẩu các loại hạt giá trị cao như ca cao, cà phê, các loại hạt, gia vị và sữa, còn OGA chủ yếu đẩy mạnh mảng ngũ cốc, thức ăn chăn nuôi, dầu ăn, bông cùng các dịch vụ liên quan đến hàng hoá… Việc tái cơ cấu này giúp cho tập đoàn tập trung nguồn lực hơn vào các loại nông sản trọng điểm, có khả năng sinh lời cao và cắt giảm những mảng kinh doanh không đem lại kết quả như mong đợi.
Các mảng kinh doanh chính của OGA – công ty con thuộc tập đoàn OLAM |
Kết quả kinh doanh của công ty cũng rất ấn tượng trong những năm trở lại đây, với sự đóng góp chủ yếu tới từ OGA. Năm 2022, tập đoàn đã xuất khẩu được 42 triệu tấn sản phẩm nông nghiệp, trong đó 89% tới từ OLAM Agri, đem lại doanh thu 54 tỷ SGD (40,6 tỷ USD – tăng gần 17% so với năm trước) cho tập đoàn. Các sản phẩm của OLAM được xuất khẩu đi khắp các nước trên thế giới, trong đó khu vực châu Á, Trung Đông và Úc chiếm tỷ trọng cao nhất (49%), theo sau là khu vực châu Âu (18.1%).
Với việc là nhà xuất khẩu nông sản hàng đầu thế giới, Việt Nam là lựa chọn không thể bỏ qua đối với OLAM. Công ty đã hoạt động tại nước ta trên 20 năm và trở thành một trong những nhà thu mua, chế biến và xuất khẩu gạo, cà phê, hạt điều… hàng đầu. Tập đoàn đã đưa hạt gạo cùng nhiều sản phẩm nông sản khác của nước ta tới hơn 20 đất nước trên toàn cầu thông qua chuỗi cung ứng của mình, góp phần quảng bá chất lượng sản phẩm Việt Nam tới bạn bè quốc tế.
Bên cạnh đó, OLAM cũng xây dựng nhiều nhà máy tại Việt Nam, trong đó có các nhà máy chế biến hạt điều, hạt tiêu và hạnh nhân tại Biên Hoà, hạt điều tại Gia Lai và Cà phê, lúa gạo ở Long An. Điều này cho thấy Việt Nam đã và đang là một trong những thị trường trọng điểm của OLAM trong việc sản xuất kinh doanh.
Trong những năm tới đây, dự kiến OLAM vẫn sẽ tiếp tục đẩy mạnh đầu tư vào thị trường Việt Nam với các mặt hàng nông nghiệp chủ lực như lúa gạo, cà phê, hạt điều… Với sự hỗ trợ từ nhà xuất khẩu hàng đầu thế giới này, nông sản nước ta đang ngày một chiếm được thị phần lớn hơn trên thế giới, với sản lượng cũng như giá trị xuất khẩu những mặt hàng này ngày một được cải thiện hơn.
Xuất khẩu cà phê hai tháng đầu năm mang về 1,38 tỷ USD Lũy kế 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu cà phê của Việt Nam ước đạt 438 nghìn tấn, trị giá 1,38 tỷ USD, tăng ... |
Một quỹ "họ" Chứng khoán Nhất Việt (VFS) chào bán bất thành 3 triệu cổ phiếu Do chào bán không thành công 3 triệu cổ phiếu, tổ chức này vẫn giữ nguyên mức vốn điều lệ là 70 tỷ đồng. |
Quỹ ngoại ETF bị rút ròng hàng chục triệu USD trong vòng 1 tháng Trong vòng 1 tháng, 1 quỹ ETF ngoại lâu đời bậc nhất thị trường chứng khoán Việt Nam bị rút gần 23 triệu USD. |
Đức Huy
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|