Mới đây, Công ty CP Vinacafe’ Biên Hòa (HoSE: VCF) đã công bố tổ chức Đại hội cổ đông thường niên vào ngày 12/4 tại Khu du lịch Tân Cảng (TP.HCM). Theo tài liệu Đại hội đồng cổ đông thường niên vừa được VCF công bố, mục tiêu năm nay doanh nghiệp đề ra với doanh thu đạt từ 2.500 đồng (kế hoạch mức thấp) và 2.800 tỷ đồng (kế hoạch mức cao); lợi nhuận sau thuế đạt từ 470 tỷ đồng (kế hoạch mức thấp), 500 tỷ đồng (kế hoạch mức cao).
Về hoạt động kinh doanh năm 2023, Vinacafe' Biên Hòa đem về doanh thu 2.353 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 450 tỷ đồng. Với kế hoạch đề ra của năm 2024, công ty dự kiến sẽ đạt tăng trưởng 6,2% (kế hoạch mức thấp) và tăng trưởng gần 19% đối với kế hoạch mức cao. Đối với mục tiêu lợi nhuận, công ty dự kiến tăng trưởng 4,4% so với kế hoạch mức thấp và tăng 11% so với kế hoạch mức cao.
Về định hướng chiến lược, Vinacafe’ Biên Hòa sẽ đặt trọng tâm vào việc đột phá, sáng tạo trong việc phát triển sản phẩm mới và khác biệt, đáp ứng “các nhu cầu chưa được thỏa mãn” của người Việt Nam, cụ thể:
Chiến lược thứ hai của Công ty là “Go global”- chiến lược bước ra thế giới nhằm mang thương hiệu và các sản phẩm chất lượng của Vinacafe’ Biên Hòa đến các thị trường rộng lớn, tiềm năng tại châu Á và thế giới.
Chiến lược thứ ba, Công ty sẽ nỗ lực áp dụng các giải pháp sản xuất xanh trong toàn hệ thống, duy trì chiến lược phát triển bền vững và trách nhiệm xã hội, thành tựu kinh doanh đi kèm với bảo vệ môi trường.
Kế hoạch kinh doanh VCF trình trong tài liệu ĐHĐCĐ |
Trong tài liệu Đại hội có tờ trình về phương án phân phối lợi nhuận năm 2023. Công ty cho biết tổng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tại ngày 1/1/2023 là 1.153 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế trong năm 2023 là 449,9 tỷ đồng. Lũy kế lợi nhuận năm 2023 sau khi phân phối là 1.603 tỷ đồng.
VCF dự kiến trình Đại hội cổ đông thông qua phương án phân phối lợi nhuận năm 2023 là trích quỹ khen thưởng, phúc lợi 0 đồng, chia cổ tức năm 2023 tỷ lệ 250%. Thời gian chi trả trong vòng 6 tháng kể từ ngày được Đại hội đồng cổ đông thông qua. Vinacafe' Biên Hòa là doanh nghiệp có truyền thống trả cổ tức khủng bằng tiền như trả cổ tức tỷ lệ 250% năm 2021; 240% năm 2018 và đặc biệt là 660% cho năm 2017.
Trước đó, Vinacafe’ Biên Hòa cũng đã từng thực hiện chi trả cổ tức khủng 250% bằng tiền mặt trong năm 2021. Trên thị trường, doanh nghiệp này có gần 26,6 triệu cổ phiếu đang lưu hành, theo đó, tổng số tiền mà công ty dự tính chi cho đợt này khoảng 664 tỷ đồng (cao hơn số lợi nhuận kiếm được trong năm 2023).
Nhờ việc chi trả cổ tức ở tỷ lệ cao nhờ nguồn lợi nhuận giữ lại lớn, cổ phiếu VCF cũng được đánh giá cao trên thị trường chứng khoán khi thuộc nhóm đắt đỏ nhất trên sàn. Hiện mã chứng khoán này đang tăng trần lên 217.500 đồng/cp, tương đương giá trị vốn hóa gần 5.800 tỷ đồng.
Trong báo cáo xuất khẩu cuối năm 2023, Tổng cục Hải quan cho biết, kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam đạt 4,24 tỷ USD, tăng 4,6% so với năm 2022 và là mức cao nhất từ trước đến nay. Đây cũng là năm thứ hai liên tiếp giá trị xuất khẩu cà phê của nước ta vượt 4 tỷ USD.
Dù kim ngạch đạt kỷ lục nhưng năm qua Việt Nam chỉ xuất đi 1,62 triệu tấn cà phê (tương đương 27,05 triệu bao), giảm 8,7% so với năm trước. Cho nên, kết quả này là nhờ giá Robusta trên thế giới và giá cà phê nội địa ở mức cao.
Trong những ngày đầu năm 2024, giá cà phê liên tục tăng cao là lợi thế với các nước xuất khẩu như Việt Nam. Theo ghi nhận từ Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV), giá Robusta hợp đồng tháng một kết phiên 16/1 ở mức 3.435 USD/tấn, thiết lập mức đỉnh mới trong 28 năm. Cùng với đó, giá cà phê nhân xô tại Việt Nam cũng xác lập kỷ lục với mức giá hiện đã vượt mốc 72.000 đồng/kg.
MXV nhận định lo ngại về khả năng đáp ứng đủ nguồn cung trên thị trường, tiếp tục là yếu tố then chốt giúp giá cà phê tiếp cận những vùng đỉnh mới. Tình hình căng thẳng trên Biển Đỏ đang khiến giá cước vận chuyển cà phê Robusta từ các quốc gia châu Á sang thị trường tiêu thụ như Mỹ và châu Âu tăng khoảng 56% so với thời điểm trước xung đột, thời gian vận chuyển cũng bị kéo dài. Trước bối cảnh này, giới chuyên gia nhận định xuất khẩu cà phê trong quý I/2024 từ các quốc gia sản xuất lớn tại châu Á như Việt Nam, Indonesia và Ấn Độ có thể giảm 36% so với bình thường.
Trong khi đó, xét về dài hạn, lo ngại thiếu hụt nguồn cung luôn rình rập trên thị trường Robusta. Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam (VICOFA) ước tính sản lượng cà phê niên vụ 2023/24 của Việt Nam tiếp tục giảm thêm 10% so với vụ trước. Cùng với đó, Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) dự báo sản lượng tại hai quốc gia cung ứng lớn khác là Brazil và Indonesia cũng giảm lần lượt 6,2% và 8% so với niên vụ 2022/23.
GVR "kéo" chỉ số VN-Index, dòng tiền cá mập "lình xình" trở lại thị trường Diễn biến phiên giao dịch 26/3, dòng tiền cá mập quay lại thị trường, cổ phiếu GVR đang góp nhiều điểm nhất lên chỉ số ... |
Thị trường hồi phục, khối ngoại vẫn bán ròng hàng trăm tỷ, cổ phiếu VND là tâm điểm Trước thông tin hệ thống của VnDirect chưa thể giao dịch trở lại, khối ngoại mạnh tay "tháo ròng" cổ phiếu VND trong phiên 26/3. |
Nhận định chứng khoán phiên 27/3: Kỳ vọng vượt cản cứng 1.300 điểm Sau phiên tăng điểm lấy lại những gì đã mất phiên hôm qua, Chứng khoán Kiến thiết tiếp tục duy trì kỳ vọng VN-Index sẽ ... |
Tuấn Khải
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|