Liên tục lướt sóng cổ phiếu FPT, Dragon Capital rời ghế cổ đông lớn

(Banker.vn) Thời gian gần đây, nhóm Dragon Capital liên tục có động thái mua/bán cổ phiếu FPT. Gần nhất vào ngày 19/10, các quỹ thành viên thuộc của nhóm đã mua thêm 130.000 cổ phiếu FPT. Trước đó, nhóm này đã bán 700.000 đơn vị trong ngày 3/10. Như vậy, tính từ đầu tháng 10, Dragon Capital đã bán ròng hơn 1 triệu cổ phiếu FPT

FPT Telecom (FOX) dự chi hơn 328 tỷ đồng tạm ứng cổ tức đợt 1/2022

Nhóm quỹ thuộc Dragon Caipital quản lý vừa thông báo đã hoàn tất bán ròng 457.300 cổ phiếu FPT của Công ty CP FPT trong ngày 21/10. Cụ thể, Norges Bank và Samsung Vietnam Securities Master Investment Trust (Equity) lần lượt bán ra 277.300 và 200.000 cổ phiếu trong khi Hanoi Investment Holdings Limited mua vào 20.000 đơn vị.

Liên tục lướt sóng cổ phiếu FPT, Dragon Capital rời ghế cổ đông lớn

Sau giao dịch, Dragon Capital hạ tỷ lệ sở hữu tại FPT còn 4,9643%, tương đương 54,46 triệu cổ phiếu. Ngày thay đổi tỷ lệ sở hữu là 25/10. Do tỷ lệ nắm giữ nhỏ hơn 5% nên Dragon Capital không còn là cổ đông lớn của FPT.

Thời gian gần đây, nhóm Dragon Capital liên tục có động thái mua/bán cổ phiếu FPT. Gần nhất vào ngày 19/10, các quỹ thành viên thuộc của nhóm đã mua thêm 130.000 cổ phiếu FPT. Trước đó, nhóm này đã bán 700.000 đơn vị trong ngày 3/10. Như vậy, tính từ đầu tháng 10, Dragon Capital đã bán ròng hơn 1 triệu cổ phiếu FPT.

Động thái giảm sở hữu của quỹ ngoại diễn ra trong bối cảnh cổ phiếu FPT liên tục sụt giảm từ đầu tháng 9. Cổ phiếu này hiện đang giao dịch quanh vùng 73.800 đồng/cp, chỉ cao hơn đôi chút so với vùng đáy một năm xác lập vào cuối tháng 1 năm nay. So với đỉnh đạt được hồi giữa tháng 4, thị giá FPT đã giảm 23%. Vốn hóa tương ứng bị thổi bay hơn 1 tỷ USD sau hơn 6 tháng.

Diễn biến giá cổ phiếu TNI thời gian gần đây. Nguồn TradingView
Diễn biến giá cổ phiếu FPT thời gian gần đây. Nguồn TradingView

Ở diễn biến khác, ông Nguyễn Khải Hoàn, thành viên Ban kiểm soát cũng thông báo bán thành công 50.000 cổ phiếu FPT như đã đăng ký theo phương thức khớp lệnh, từ ngày 19-20/10. Sau giao dịch, số lượng cổ phiếu của ông Hoàn nắm giữ giảm còn 912.389 cổ phiếu, chiếm 0,08%.

Hiện nay, FPT là cổ phiếu có vốn hóa lớn thứ 15 thị trường chứng khoán Việt Nam, sau các tập đoàn khổng lồ như Vingroup (VIC), Vinhomes (VHM), Vinamilk (VNM), Novaland (NVL), ... đồng thời đứng trên nhiều tên tuổi khác như Thế Giới Di Động (MWG), Techcombank (TCB), Vietjet (VJC), ...

Về kết quả kinh doanh, 9 tháng đầu năm, FPT ghi nhận tổng doanh thu đạt 30.975 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 5.665 tỷ đồng, đều tăng 24% so với cùng kỳ. Lãi ròng sau thuế thu về 4.856 tỷ đồng, tăng hơn 28% so với cùng kỳ năm ngoái trong đó LNST thuộc về cổ đông công ty mẹ tăng 30% lên 3.943 tỷ đồng.

Khối công nghệ (bao gồm dịch vụ công nghệ thông tin trong nước và nước ngoài) tiếp tục giữ vai trò chủ chốt, đóng góp 57% doanh thu và 47% lợi nhuận trước thuế của toàn tập đoàn. Cụ thể, khối công nghệ ghi nhận 17.742 tỷ đồng doanh thu và 2.635 tỷ đồng lãi trước thuế trong ba quý vừa qua, tăng trưởng lần lượt 24% và 26% so với cùng kỳ năm trước.

Doanh thu dịch vụ công nghệ thông tin tại nước ngoài đạt 13.479 tỷ đồng, tăng 29%, lợi nhuận trước thuế đạt 2.210 tỷ đồng, tăng 28% so với cùng kỳ 2021. Các thị trường trọng điểm đều giữ được đà tăng trưởng cao, đặc biệt tại thị trường Mỹ (tăng 42%) và châu Á - Thái Bình Dương (tăng 56%). Thị trường Nhật Bản chịu tác động của việc đồng yen mất giá nhưng vẫn tăng trưởng 12% so với cùng kỳ.

Trong báo cáo mới đây, SSI Research lo ngại về khả năng xung đột đang diễn ra giữa Nga và Ukraine có thể ảnh hưởng đến tình hình lạm phát của EU và rủi ro suy thoái tiềm ẩn, từ đó ảnh hưởng đến chi tiêu cho CNTT ở Châu Âu. Tuy nhiên, FPT có tỷ trọng doanh thu ở thị trường EU không đáng kể và ở mức thấp nhất so với các công ty cùng ngành tại Ấn Độ. Do đó, mảng CNTT nước ngoài của FPT có thể ít bị ảnh hưởng hơn so với các đối thủ trong trường hợp chiến tranh kéo dài giữa Nga và Ukraine.

Bên cạnh đó, FPT còn có vị thế tiền mặt ròng là 4.900 tỷ đồng, một yếu tố hỗ trợ quan trọng trong bối cảnh suy thoái kinh tế và lãi suất cho vay tăng. Đây cũng có thể là một lợi thế cạnh tranh khác của FPT so với các công ty khởi nghiệp với dòng tiền yếu hơn. Hơn nữa, SSI Research cho rằng sự cạnh tranh từ các công ty CNTT khởi nghiệp & quy mô nhỏ có thể được giảm bớt do việc huy động vốn để mở rộng hoạt động kinh doanh gặp trở ngại trong môi trường lãi suất tăng.

Ngoài ra, chúng tôi cũng giới thiệu tới độc giả các thông tin về giá khác mà nhiều người quan tâm được liên tục cập nhật như: #Tỷ giá ngoại tệ #giá vàng #Giá xăng dầu hôm nay #giá hồ tiêu hôm nay #giá heo hơi hôm nay #giá cà phê #cập nhật bảng giá điện thoại. Kính mời độc giả đón đọc.

Mộc Châu Milk (MCM) tạm ứng cổ tức đợt 1/2022 bằng tiền, tỷ lệ 10%

Công ty CP Giống bò sữa Mộc Châu (Mộc Châu Milk, UPCoM: MCM) vừa thông báo phương án tạm ứng cổ tức đợt 1 năm ...

VNDIRECT lên tiếng trước các thông tin thất thiệt

Trong bối cảnh cổ phiếu VND liên tục giảm sâu, Công ty CP Chứng khoán VNDIRECT đã phát đi thông cáo báo chí lên tiếng ...

Con trai Thành viên HĐQT Ngân hàng Hàng hải (MSB) đăng ký mua 5 triệu cổ phiếu

Ông Phạm Lê Việt Anh, con trai bà Lê Thị Liên, Thành viên HĐQT Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam (HOSE – Mã: MSB) ...

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán