Lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa kiểm tra công tác ứng phó và khắc phục thiệt hại do mưa lớn

(Banker.vn) Do ảnh hưởng của hoàn lưu áp thấp nhiệt đới gây mưa lớn trên diện rộng khiến nhiều địa phương trong tỉnh bị ngập lụt, sạt lở đất, lũ ống, lũ quét ở các huyện miền núi thuộc địa bàn tỉnh Thanh Hóa, để chủ động các giải pháp ứng phó, khắc phục hậu quả do mưa lũ gây ra, sáng 27/9, nhiều lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa đã trực tiếp đi thị sát nắm bắt tình hình ở từng địa phương để kịp thời đưa ra phương án chỉ đạo.

Thanh Hoá đầu tư 330 tỷ đồng xây dựng cầu bắc qua sông Mã

Thanh Hóa "khai tử" dự án Khu dân cư phía Tây đường Hải Thượng Lãn Ông

Nghệ An phấn đấu đến năm 2030 sẽ là tỉnh phát triển khá của cả nước

Đến năm 2030 Thanh Hóa có khoảng hơn 13 nghìn căn nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp

Trực tiếp thị sát tại hai huyện Nông Cống và Như Thanh, đồng chí Đỗ Trọng Hưng, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh Thanh Hóa yêu cầu lãnh đạo các địa phương không được phép chủ quan, lơi là trong công tác phòng, chống, ứng phó với mưa lũ, nhất là các khu vực có nguy cơ cao xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở đất.

Đồng chí Bí thư tỉnh ủy Thanh Hóa nhấn mạnh: Các địa phương phải chuẩn bị đầy đủ vật tư, trang thiết bị phòng, chống thiên tai, sẵn sàng kích hoạt các phương án, kịch bản ứng phó khi cần thiết. Phải đảm bảo phương án “bốn tại chỗ” trong bất kỳ tình huống nào, nhất là bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản của nhà nước và nhân dân.

Lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa thị sát các huyện bị ảnh hưởng do mưa lũ
Đồng chí Đỗ Trọng Hưng, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hóa cùng các lãnh đạo sở, ngành đi kiểm tra công tác ứng phó với mưa lớn

Sáng cùng ngày, tại huyện Hà Trung và Vĩnh Lộc, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Đỗ Minh Tuấn cũng đã đến kiểm tra, chỉ đạo sẵn sáng các giải pháp ứng phó với mưa lũ. Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa yêu cầu lãnh đạo huyện không được chủ quan và phải tính đến khả năng xấu nhất khi mưa lớn kéo dài trong những ngày tới. Qua đó để có các phương án phòng, chống thiên tai, sẵn sàng ứng phó nhằm bảo đảm an toàn tài sản, tính mạng của nhân dân.

Trước tình trạng đang diễn ra sạt lở bờ sông Mã, thuộc xã Vĩnh Hòa, đồng chí Đỗ Minh Tuấn yêu cầu chính quyền địa phương theo dõi sát sao diễn biến mức độ sạt lở để kịp thời báo cáo lãnh đạo tỉnh. Bên cạnh đó, chính quyền huyện sớm triển khai biện pháp an toàn kịp thời, phối hợp với các ngành liên quan của tỉnh khẩn trương đề xuất phương án khắc phục sạt lở.

Cùng ngày, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Lê Đức Giang đi kiểm tra tình hình sạt lở Quốc lộ 15 qua địa bàn xã Phú Xuân. Ở điểm sạt lở trên Quốc lộ 15C đoạn qua huyện Quan Hóa, nguy cơ bất ngờ sụt lở, tiềm ẩn nguy hiểm cho phương tiện tham gia giao thông qua khu vực này tiếp tục có thể xảy ra.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa yêu cầu lãnh đạo, chính quyền địa phương huyện Quan Hóa phải theo dõi chặt chẽ diễn biến sạt lở, khẩn trương khắc phục sự cố, bảo đảm an toàn tính mạng của người dân khi lưu thông qua tuyến đường.

Đối với điểm sạt lở núi vào nhà dân ở thôn Khung, xã Thiết Kế, huyện Bá Thước, đồng chí Lê Đức Giang yêu cầu địa phương huy động tối đa các lực lượng xung kích theo phương châm 4 tại chỗ, tham gia hỗ trợ gia đình vận chuyển tài sản đến nơi an toàn.

Lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa kiểm tra công tác ứng phó và khắc phục thiệt hại do mưa lớn
Mưa lớn liên tục gây ngập lụt ở nhiều địa phương

Ở diễn biến có liên quan, sáng hôm nay 27/9/2023, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa cũng đã ban hành Công văn số 14417/UBND-NN về việc triển khai ứng phó với mưa lớn, lũ, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

Theo đó, do ảnh hưởng hoàn lưu của áp thấp nhiệt đới nên đêm qua và hôm nay (27/9) ở khu vực Thanh Hóa tiếp tục có mưa vừa đến mưa rất to; lượng mưa đo được tại các trạm tính từ 7h ngày 25/9 đến 1h ngày 27/9 ở mức cao.

Dự báo từ nay đến ngày 28/9, khu vực tỉnh Thanh Hóa tiếp tục có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to và dông, mưa to tập trung vào ngày 27/9; lượng mưa phổ biến ở khu vực phía Bắc và Tây Bắc từ 30 - 60 mm, có nơi trên 80mm, khu vực đồng bằng ven biển và vùng núi phía Nam, Tây Nam từ 50 - 100mm, có nơi trên 120mm.

Để chủ động ứng phó với diễn biến của mưa lớn, lũ, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố:

Tiếp tục thực hiện nghiêm nội dung các Công điện số 07/CĐ-UBND ngày 14/7/2023 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc chủ động triển khai công tác phòng, chống sạt lở, bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản của Nhân dân trước và trong mùa mưa lũ; số 10/CĐ-UBND ngày 17/8/2023 về việc tập trung phòng, chống, giảm thiệt hại sạt lở đất, bờ sông, bờ biển và lũ quét.

Triển khai phương án tiêu úng bảo vệ sản xuất nông nghiệp, khu vực đô thị, khu công nghiệp, vùng trũng thấp; khẩn trương thu hoạch lúa, hoa màu đến thời kỳ thu hoạch; khơi thông dòng chảy, nhất là trên các suối, khe cạn khu vực miền núi, không để xảy ra lũ nghẽn dòng.

Triển khai lực lượng xung kích kiểm tra, rà soát nhà ở không an toàn, các khu dân cư bãi sông, ven sông, suối, khu vực thấp trũng, có nguy cơ cao xảy ra ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất để chủ động tổ chức di dời, sơ tán người dân đến nơi an toàn khi có tình huống xảy ra.

Tổ chức lực lượng kiểm soát, hướng dẫn giao thông, cắm biển cảnh báo, nhất là qua các ngầm, tràn, khu vực ngập sâu, nước chảy xiết, chủ động bố trí lực lượng, vật tư, phương tiện, để khắc phục sự cố, đảm bảo giao thông thông suốt trên các trục giao thông khi xảy ra mưa lớn.

Tổ chức kiểm tra, rà soát, chủ động triển khai phương án đảm bảo an toàn các hồ chứa và hạ du, đặc biệt là các hồ chứa nhỏ, xung yếu, đang thi công dở dang; bố trí lực lượng thường trực để vận hành điều tiết và xử lý các tình huống.

Tăng cường kiểm tra hệ thống đê điều; chủ động triển khai các phương án bảo đảm an toàn công trình đê điều, đặc biệt là các cống dưới đê, các trọng điểm xung yếu, các tuyến đê đang thi công dở dang, chuẩn bị lực lượng, vật tư, phương tiện sẵn sàng hộ đê khi xảy ra sự cố; thực hiện việc tuần tra, canh gác đê và hộ đê theo quy định.

Sẵn sàng lực lượng, phương tiện để cứu hộ, cứu nạn và khắc phục nhanh hậu quả của mưa lũ. Chủ tịch UBND tỉnh cũng giao nhiệm vụ cụ thể cho từng sở, ban, ngành liên quan. Các Sở, ngành, đơn vị khác theo chức năng, nhiệm vụ được giao, chủ động triển khai công tác ứng phó mưa lớn theo quy định; đồng thời sẵn sàng lực lượng, vật tư, phương tiện để phối hợp, h trợ các địa phương, đơn vị liên quan khi có yêu cầu. Tổ chức trực ban nghiêm túc 24/24 giờ, báo cáo tình hình về Văn phòng thường trực Chỉ huy phòng, chống thiên tai tỉnh và Văn phòng thường trực Chỉ huy Phòng thủ dân sự, ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh.

Theo thống kê ban đầu, mưa lớn trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã khiến 1 người mất tích, gây ngập úng cục bộ tại một số địa phương và tắc đường tại 15 vị trí đường tràn.

Hiện nay, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai, Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh Thanh Hóa đang tiếp tục chỉ đạo các địa phương nắm bắt tình hình mưa lũ để có các giải pháp ứng phó kịp thời.

Lộ diện chủ đầu tư dự án Sân golf gần 1.600 tỷ ở Thanh Hóa
Lợi nhuận "bốc hơi" 2,1 tỷ đồng sau kiểm toán, PTSC Thanh Hóa giải trình ra sao?
Thanh Hoá đầu tư 330 tỷ đồng xây dựng cầu bắc qua sông Mã

Kiều Vượng

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán
    Bài cùng chuyên mục