Lãnh đạo Hodeco cùng đơn vị có liên quan liên tiếp bị "call margin" cổ phiếu HDC

(Banker.vn) Trên thị trường chứng khoán, đóng cửa phiên giao dịch ngày 31/10, cổ phiếu HDC đứng giá ở mức 28.200 đồng/cổ phiếu, khối lượng giao dịch trung bình 10 phiên gần nhất đạt hơn 2,4 triệu đơn vị.

Mới đây, ông Nguyễn Tuấn Anh - Thành viên HĐQT công ty vừa báo cáo đã bán 105.000 cổ phiếu cổ phiếu HDC của Công ty CP Phát triển nhà Bà Rịa - Vũng Tàu - Hodeco (HOSE: HDC) từ ngày 25/10 đến 26/10.. Theo đó, sở hữu của ông Nguyễn Tuấn Anh tại HDC giảm về 34.115 cổ phiếu, tương đương 0,03% vốn điều lệ.

Lãnh đạo Hodeco cùng đơn vị có liên quan liên tiếp bị

Cùng chiều, Công ty CP Đầu tư Thiên Anh Minh, tổ chức liên quan ông Nguyễn Tuấn Anh cũng vừa bán ra 105.00 cổ phiếu, hạ sở hữu về mức 43.500 cổ phiếu, tương đương 0,04% vốn điều lệ từ ngày 25/10 đến 26/10.

Đáng chú ý, lý do được đưa ra của ông Nguyễn Tuấn Anh và Công ty CP Đầu tư Thiên Anh Minh về giao dịch này là Công ty chứng khoán bán giải chấp cổ phiếu, đây cũng là lần thứ 3 trong tháng vị lãnh đạo và tổ chức có liên quan bị call margin.

Cụ thể, ngày 13/10, ông Nguyễn Tuấn Anh và Thiên Anh Minh đã bán 34.900 cổ phiếu HDC và 32.900 cổ phiếu HDC cùng nguyên nhân bị bán giải chấp cổ phiếu. Sang tới ngày 21/10 đến 24/10, 141.000 cổ phiếu HDC tiếp tục bị bán ra với lý do tương tự

Ngay sau khi bị bán giải chấp lần 2, ông Nguyễn Tuấn Anh và Công ty CP Đầu tư Thiên Anh Minh đăng ký thoái toàn bộ vốn tại Hodeco từ ngày 28/10 đến 25/11. Như vậy, vị lãnh đạo và đơn vị có liên quan chưa kịp thực hiện thoái vốn đã lần nữa bị bán giải chấp.

Ngược chiều, 2 người con Chủ tịch HĐQT Đoàn Hữu Thuận là Chủ tịch HĐQT ông Đoàn Hữu Hà An và Đoàn Hữu Hà Vinh đăng ký mua tổng cộng 200.000 cổ phiếu từ ngày 19/10 đến 17/11.

Bên cạnh đó, ông Lê Viết Liên, thành viên HĐQT kiêm Tổng Giám đốc HDC cũng đăng ký mua 100.000 cổ phiếu từ ngày 20/10 đến 18/11.

Trên thị trường chứng khoán, đóng cửa phiên giao dịch ngày 31/10, cổ phiếu HDC đứng giá ở mức 28.200 đồng/cổ phiếu, khối lượng giao dịch trung bình 10 phiên gần nhất đạt hơn 2,4 triệu đơn vị.

Lãnh đạo Hodeco cùng đơn vị có liên quan liên tiếp bị

Ghi nhận dòng tiền kinh doanh tiếp tục âm kỷ lục

Xét về hoạt động kinh doanh, trong quý III/2022, Hodeco ghi nhận doanh thu đạt 344,21 tỷ đồng, tăng 22,4% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế đạt 72,06 tỷ đồng, tăng 8,3% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, biên lợi nhuận gộp tăng nhẹ 35,8% lên 38,5%.

Trong kỳ, lợi nhuận gộp tăng 31,6% so với đầu năm, tương ứng tăng thêm 31,84 tỷ đồng lên 132,5 tỷ đồng; chi phí tài chính tăng 84,2% so với cùng kỳ, tương ứng tăng thêm 8,57 tỷ đồng lên 18,75 tỷ đồng; lãi công liên doanh, liên kết ghi nhận lỗ 6,18 tỷ đồng so với cùng kỳ lãi 0,13 tỷ đồng, tức giảm tới 6,31 tỷ đồng; chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp tăng 80,3%, tương ứng tăng thêm 6,65 tỷ đồng lên 14,93 tỷ đồng và các hoạt động khác biến động không đáng kể.

Công ty cho biết doanh thu tăng trong quý III do ghi nhận chủ yếu từ một phần dự án The Light City giai đoạn 1, dự án Ngọc Tước và dự án Ecotown Phú Mỹ.

Lũy kế 9 tháng, doanh thu thuần của Hodeco đạt 1.124 tỷ đồng, tăng 22%; lãi gộp đạt 447 tỷ đồng, tăng 34%, tương ứng biên lãi gộp 39,7% (cải thiện đáng kể so với cùng kỳ là 36%). Chi phí tài chính 9 tháng đạt 75 tỷ đồng, tăng gấp 2,5 lần cùng kỳ, là điểm đáng chú ý trong bức tranh kinh doanh. Kết quả, Hodeco có lãi trước thuế 321 tỷ đồng, tăng 22%. Với kết quả này, công ty đã hoàn thành 60% kế hoạch lợi nhuận năm 2022.

Về tài sản, tại ngày 30/9/2022, tổng tài sản của Hodeco đạt 4.622 tỷ đồng, tăng 22%. Cơ cấu tài sản nổi bật là sự gia tăng của các khoản phải thu ngắn hạn, tăng 64%, đạt 1.200 tỷ đồng; chi phí sản xuất kinh doanh dở dang dài hạn đạt 991 tỷ đồng, tăng 54%; trong khi hàng tồn kho giảm nhẹ 4% đạt 1.786 tỷ đồng.

Đáng chú ý, Hodeco có 110 tỷ đồng đầu tư vào chứng khoán kinh doanh (chủ yếu là mua cổ phiếu của Xây lắp Thừa Thiên Huế - HUB). Đến thời điểm kết thúc quý III, công ty đã phải dự phòng giảm giá 14 tỷ đồng.

Về nguồn vốn, tại ngày kết thúc quý III/2022, nợ phải trả đạt 2.929 tỷ đồng, gần như không đổi. Cơ cấu nguồn vốn có điểm đáng kể là sự gia tăng của nợ vay, tăng 27%, đạt 1.709 tỷ đồng; trong đó: vay ngắn hạn là 747 tỷ đồng, tăng 43%, vay dài hạn là 962 tỷ đồng, tăng 17%.

Khoản người mua trả tiền trước ngắn hạn của công ty đạt 161 tỷ đồng, suy giảm so với đầu năm. Với vốn chủ sở hữu 1.692 tỷ đồng, tăng 14% so với đầu năm, hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu của Hodeco là 1,73 lần.

Xét về dòng tiền, trong 9 tháng đầu năm 2022, Hodeco ghi nhận dòng tiền kinh doanh chính âm 350,31 tỷ đồng so với cùng kỳ âm 200,2 tỷ đồng do tăng các khoản phải thu (477 tỷ đồng), tăng hàng tồn kho (275 tỷ đồng), tăng chứng khoán kinh doanh (101 tỷ đồng). Ngoài ra, dòng tiền đầu tư âm 71,3 tỷ đồng và dòng tiền tài chính dương 372,6 tỷ đồng, chủ yếu tăng vay nợ.

Do đó, công ty sử dụng dòng tiền tài chính để cân đối. Thu từ đi vay đã tăng 24% so với cùng kỳ, lên 953 tỷ đồng. Tuy nhiên, lưu chuyển tiền thuần 9 tháng vẫn âm 49 tỷ đồng, khiến tiền và tương đương tiền giảm 79%, còn 12 tỷ đồng.

Trong một diễn biến khác, hồi đầu tháng 10, Hodeco cho biết sẽ chuyển nhượng 11,4 triệu cổ phiếu trong tổng số 20,5 triệu cổ phiếu đang nắm giữ tại Công ty CP Đầu tư Xây dựng giải trí Đại Dương Vũng Tàu (Đại Dương Vũng Tàu). Sau khi ký kết hợp đồng chuyển nhượng cổ phần, Hodeco sẽ cùng đối tác triển khai dự án khu du lịch Đại Dương.

Tính tới ngày 30/9/2022, Hodeco đang sở hữu 100% vốn điều lệ tại Đại Dương Vũng Tàu (vốn điều lệ của công ty này là 250 tỷ đồng).

Nguyên Nam

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán
    Bài cùng chuyên mục