Hanwha là công ty bảo hiểm Hàn Quốc đầu tiên xử lý xong lỗ lũy kế khi thâm nhập thị trường Việt Nam. |
Nhờ số lượng khách hàng ngày càng tăng cũng như những nỗ lực nội địa hoá mạnh mẽ, Hanwha Life Việt Nam đã công bố khoản lãi luỹ kế đầu tiên sau 15 năm hiện diện tại dải đất “hình chữ S”, trở thành công ty bảo hiểm Hàn Quốc đầu tiên ghi nhận thặng dư tại thị trường này.
Theo tìm hiểu, Hanwha Life Việt Nam là thành viên của Tập đoàn Hanwha Insurance - tập đoàn lớn thứ 7 tại Hàn Quốc, nằm trong top 500 thế giới, đồng thời cũng là doanh nghiệp bảo hiểm có tuổi đời lâu nhất tại xứ sở kim chi.
Tháng 4/2009, dưới sự hậu thuẫn của công ty mẹ, Hanwha Life Việt Nam chính thức đi vào hoạt động. Trong năm kinh doanh đầu tiên, hãng bảo hiểm Hàn Quốc báo lỗ 35,5 tỷ đồng. Mãi đến năm 2016, Hanwha Life Việt Nam mới bắt đầu có lãi, khoản lợi nhuận trước thuế được công bố là 12 tỷ đồng.
Mặc dù sau đó lại trở về vòng quay thua lỗ, nhưng bước sang năm 2019, doanh nghiệp này đã nhanh chóng “lấy lại phong độ” và liên tục báo lãi. Năm 2022, lợi nhuận ròng của doanh nghiệp này đạt 502,6 tỷ đồng. Phí bảo hiểm cũng tăng lên mức 4.400 tỷ đồng vào năm 2022, gấp hơn 100 lần so với mức 41 tỷ đồng năm 2009.
Tính đến nửa đầu năm nay, lợi nhuận lũy kế của Hanwha Life đạt 161,5 tỷ đồng Việt Nam (tương đương 6,7 triệu USD). Kết quả này được công bố đúng vào dịp kỷ niệm 15 năm hãng bảo hiểm Hàn Quốc thành lập công ty con tại Việt Nam.
Phát biểu tại Lễ Kỷ niệm, ông Life Yeo Seung-joo, Giám đốc điều hành Hanwha tự hào chia sẻ: “Chúng tôi là công ty bảo hiểm đầu tiên xử lý xong lỗ lũy kế kể từ khi mở rộng hoạt động tại nước ngoài chỉ dựa vào nguồn vốn nội địa. Đây không chỉ là thành quả của riêng Hanwha, nhờ năng lực và bí quyết của chúng tôi mà còn là thành tựu của toàn bộ hệ thống tài chính Hàn Quốc.”
Với kết quả kinh doanh khả quan đó, Hanwha Life đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế tại Việt Nam đạt 100 tỷ won (tương đương 74,6 triệu USD) vào năm 2030, qua đó trở thành một trong năm công ty bảo hiểm lớn nhất quốc gia Đông Nam Á này.
“Chúng tôi sẽ làm nên lịch sử tài chính Hàn Quốc bằng cách lan toả hệ thống tài chính và “DNA thành công” của Hanwha Life tại thị trường địa phương”, ông Yeo Seung-joo khẳng định.
Ông Yoo Seung-joo phát biểu tại Lễ Kỷ niệm 15 năm Hanwha Life Việt Nam |
Từ hai văn phòng, một tại TP.HCM, một tại Thủ đô Hà Nội vào năm 2009, Hanwha Life đã vươn lên thành công ty bảo hiểm lớn thứ 11 tại Việt Nam nết xét theo thị phần và sở hữu 128 chi nhánh tại các thành phố lớn trên toàn quốc.
Được biết, hãng bảo hiểm này chỉ có 3 trên tổng số 500 nhân sự, bao gồm cả người đứng đầu là ông Hwang Jun-hwan - Chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm CEO, là đến từ trụ sở chính ở Seoul. Toàn bộ nhân sự còn lại của Hanwha Life là người Việt Nam. Đây được coi là một trong những nỗ lực nội địa hoá, giúp hãng có được sự thông hiểu thị trường tài chính cũng như thấu hiểu và đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng.
Bên cạnh chiến lược nội địa hoá, hiện tại, Hanwha Life cũng đang tăng cường số hóa, để đáp ứng tối đa nhu cầu hiện hữu của khách hàng. Hãng bảo hiểm này cho biết, tại Việt Nam, có gần 30% dân số trong độ tuổi từ 15 đến 29. Tỷ lệ sử dụng điện thoại di động ở đây đạt 149%, đồng nghĩa với việc một số cá nhân sẽ sở hữu nhiều hơn một chiếc điện thoại.
Trên cơ sở những đặc điểm nhân khẩu học đó, Hanwha Life đã hoàn tất quy trình “không giấy” trong một số khâu giao dịch và chăm sóc khách hàng như: cổng thông tin khách hàng trực tuyến (Customer portal) kết hợp với ứng dụng trên di động LIME giúp khách hàng chủ động quản lý hợp đồng trực tuyến (e-Policy), bảo lãnh phát hành và bảo hiểm tự động (auto underwriting), thanh toán trực tuyến (e-Payment),...
Như đã nói ở trên, trong bối cảnh thị trường bảo hiểm Hàn Quốc đang bão hoà, Hanwha Life không phải là đơn vị duy nhất của Hàn Quốc duy nhất mở rộng kinh doanh tại Việt Nam.
Samsung Fire & Marine Insurance Co., doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ hàng đầu của Hàn Quốc, đã mở chi nhanh đầu tiên tại Việt Nam từ năm 2002.
Một trong những đối thủ của Samsung là DB Insurance Co., đã mua lại 75% cổ phần của Tổng Công ty CP Bảo hiểm Sài Gòn – Hà Nội (BSH) và Tổng Công ty Bảo hiểm Hàng không Quốc gia Việt Nam (VNI), lần lượt là công ty bảo hiểm lớn thứ 9 và thứ 10 của Việt Nam hồi đầu năm nay.
Trong khi đó, Mirae Asset Life Insurance Co. đã mua lại 50% cổ phần của Công ty Bảo hiểm Nhân thọ Prévoir Việt Nam vào năm 2018 và thành lập một liên doanh mang tên Bảo hiểm Nhân thọ Mirae Asset Prévoir.
Theo Nhật báo Kinh tế Hàn Quốc, ngành công nghiệp bảo hiểm của Hàn Quốc đang mở rộng kinh doanh ra nước ngoài là do thị trường này đã đạt đến mức trưởng thành (maturing) do tác động của già hoá dân số và tỷ lệ sinh thấp.
Cũng theo tờ báo này, ngành ngân hàng cũng đang gia tăng hoạt động kinh doanh tại Việt Nam. Ngân hàng Shinhan, đơn vị cho vay lớn thứ hai của Hàn Quốc, đã thâm nhập thị trường này từ năm 1993 và chính thức được thành lập vào năm 1994.
Năm 2011, Shinhan Bank Việt Nam đã sáp nhập với Shinhan Vina trở thành ngân hàng Shinhan Việt Nam - ngân hàng nước ngoài có vốn điều lệ cao nhất vào thời điểm đó. Năm 2017 được xem là bước ngoặt mới của Shinhan khi mua lại thành công mảng bán lẻ của Ngân hàng ANZ Việt Nam, đưa Shihan trở thành ngân hàng nước ngoài hàng đầu tại Việt Nam.
Shinhan đang sở hữu mạng lưới rộng lớn với 51 chi nhánh, phòng giao dịch trên khắp Việt Nam, lớn nhất xét theo độ phủ trong nhóm các ngân hàng nước ngoài hiện nay.
Bảo hiểm Quân đội (MIG) chốt ngày trả cổ tức 2022 bằng cổ phiếu Tổng Công ty CP Bảo hiểm Quân đội (MIC, HOSE: MIG) vừa công bố ngày đăng ký cuối cùng để nhận cổ tức bằng cổ ... |
Chi phí bồi thường bảo hiểm giảm mạnh, Bảo hiểm Petrolimex (PGI) báo lãi ròng quý 2 tăng hơn 30% Quý 2/2023, chi phí bồi thường bảo hiểm giảm mạnh hơn doanh thu, cộng thêm lợi nhuận từ hoạt động tài chính tăng đột biến, ... |
Bảo hiểm có còn là 'mỏ vàng' của các nhà băng? Bất chấp những lùm xùm vây quanh ngành bảo hiểm nhân thọ vừa qua, lĩnh vực phân phối bảo hiểm qua ngân hàng vẫn sẽ ... |
Hà Lê
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|