Làm thế nào để lựa chọn được doanh nghiệp có khả năng phòng vệ lạm phát?

(Banker.vn) Theo đó, để có thể lựa chọn được doanh nghiệp có khả năng phòng vệ lạm phát, nhà đầu tư phải chọn được những doanh nghiệp có khả năng quản trị rủi ro tốt và hiệu quả.

Sau khi đã giảm khoảng 20% kể từ đầu năm, mặt bằng định giá của thị trường cũng như nhiều nhóm cổ phiếu đang trở nên hấp dẫn, phù hợp cả trong trading ngắn hạn lẫn đầu tư dài hạn. Giới phân tích cho rằng, động lực cho thị trường trong thời gian tới sẽ đến từ các doanh nghiệp tiếp tục giữ đà hồi phục về lợi nhuận so với mức nền thấp của quý III và quý IV/2021 do ảnh hưởng của dịch bệnh, như nhóm Dầu khí, Bán lẻ, Thực phẩm đồ uống, Du lịch, Tiện ích. Đồng thời, gói hỗ trợ lãi suất, việc đẩy mạnh đầu tư công và tiềm năng thu hút FDI của Việt Nam sẽ tiếp đà cho nhiều doanh nghiệp hưởng lợi và nắm bắt cơ hội.

Làm thế nào để lựa chọn được doanh nghiệp có khả năng phòng vệ lạm phát?
Làm thế nào để lựa chọn được doanh nghiệp có khả năng phòng vệ lạm phát?

Tuy nhiên, hạn chế việc đầu tư dàn trải cũng là một trong những biện pháp quản trị ở trong giai đoạn hiện nay. Thay vào đó, việc chọn lọc các nhóm ngành và cổ phiếu để đầu tư sẽ mang nhiều ý nghĩa hơn điểm số của thị trường trong giai đoạn này.

“Nhà đầu tư nên chọn lọc và tập trung vào các nhóm cổ phiếu có định giá rẻ, hưởng lợi từ sự hồi phục kinh tế và các chính sách vĩ mô và có thể phòng vệ lạm phát”, Agriseco research khuyến nghị.

Theo đó, để có thể lựa chọn được doanh nghiệp có khả năng phòng vệ lạm phát, nhà đầu tư phải chọn được những doanh nghiệp có khả năng quản trị rủi ro tốt và hiệu quả.

Ông Trần Minh Tuấn, Phó Chủ tịch CTCP Chứng khoán Smart Invest (AAS) cho rằng có 3 yếu tố để có thể chọn được những doanh nghiệp có khả năng quản trị rủi ro tốt và hiệu quả.

Trước hết, đối với các doanh nghiệp niêm yết ở trên thị trường cần lưu ý thời gian hoạt động của doanh nghiệp, thời gian càng lâu trên thị trường càng chứng tỏ là doanh nghiệp đó tồn tại và phát triển mang tính chất bền vững hơn.

Thứ hai, trong suốt quá trình hoạt động, những công bố thông tin phải hết sức minh bạch và không có thông tin mang tính chất tiêu cực xảy ra ở trong quá trình vận hành. Đây cũng là yếu tố đặc biệt quan trọng.

Cuối cùng là đánh giá của các tổ chức có uy tín như Standard Chartered, Moody’s, Fitch Ratings và ở Việt Nam gần đây có một số doanh nghiệp đứng ra làm công tác đánh giá hệ số tín nhiệm của các doanh nghiệp, là một trong những yếu tố mà nhà đầu tư cần phải tham khảo.

Thanh Tùng

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán
    Bài cùng chuyên mục