Vàng thế giới lập kỷ lục
Giá vàng thế giới tăng mạnh khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) hé lộ thông tin có thể thắt chặt chính sách tiền tệ và cắt giảm lãi suất từ đầu năm 2024.
Chủ tịch FED Jerome Powell cho biết, sẽ còn quá sớm để kết luận FED đã đạt được lập trường để hạn chế, hoặc khi nào chính sách lãi suất được nới lỏng trong bối cảnh lạm phát đang hạ nhiệt.
Tuy nhiên, các nhà phân tích nhận định, rõ ràng là FED sẽ không tăng lãi suất khi nền kinh tế bắt đầu chậm lại. Sau phát biểu của ông Powell, vàng giao ngay tăng mạnh và có thời điểm chạm mốc 2.075,09 USD/ounce, đánh bại mức cao nhất mọi thời đại trước đó là 2.072,49 USD đạt được vào năm 2020.
Các thị trường dự báo khả năng FED sẽ bắt đầu giảm lãi suất vào tháng 3 và vào cuối năm sau, lãi suất sẽ về dưới 4%.
Giá vàng thế giới tăng mạnh. Ảnh minh họa |
Theo ông Adam Button, người đứng đầu chiến lược tiền tệ tại Forexlive.com, việc cắt giảm lãi suất sắp diễn ra và sự giảm giá của USD đang hỗ trợ cho đà tăng của giá vàng thế giới.
Chia sẻ trên Kitco News (chuyên trang về giá vàng), chuyên gia phân tích thị trường Everett Millman của Gainesville Coins cho biết, giá vàng đã có đợt phục hồi mạnh trước thềm Giáng sinh.
Ông Nicky Shiels, người đứng đầu chiến lược kim loại tại MKS PAMP lưu ý, vàng có thể trở thành nơi trú ẩn an toàn ngay cả khi dữ liệu kinh tế vẫn khá ổn định.
Mặc dù vậy chính sách tiền tệ tích cực của FED vẫn gây rủi ro cho vàng, một số nhà phân tích cho rằng nền kinh tế đang chậm lại có nghĩa là động thái tiếp theo của FED sẽ là cắt giảm lãi suất, chỉ có điều là xảy ra sớm hay muộn.
Về dự báo giá vàng thế giới tuần tới, 15 nhà phân tích Phố Wall đã tham gia Khảo sát vàng của Kitco News. Trong đó, 8 chuyên gia, tương đương 53%, dự kiến giá vàng cao hơn vào tuần tới; trong khi 5 nhà phân tích, tương đương 33%, dự đoán giá vàng sẽ giảm. Hai chuyên gia, chiếm 13%, có quan điểm trung lập về vàng trong tuần tới.
Những yếu tố ảnh hưởng đến giá vàng thế giới
Yếu tố địa chính trị, chiến sự Nga - Ukraine kéo dài thời gian qua vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại và gần đây là xung đột giữa Israel- Hamas, dù đã có lệnh ngừng chiến nhưng chưa rõ ràng.
Theo giới chuyên gia, căng thẳng tại Trung Đông cũng đang thúc đẩy giá vàng, vốn được xem là một tài sản trú ẩn an toàn trong những thời kỳ bất ổn. Khi tình hình địa chính trị căng thẳng sẽ ảnh hưởng kinh tế thế giới, giá dầu và trong bối cảnh này một số ngân hàng, các quỹ đầu tư chuyển sang xu hướng thận trọng hơn sẽ đổ vốn vào vàng.
Quan trọng không kém là nhu cầu mua vào vàng của ngân hàng trung ương các nước. Tính đến quý III/2023, ngân hàng trung ương các nước đã mua vào khoảng 800 tấn và có thể vượt 1.000 tấn trong năm nay. Trong đó, riêng Trung Quốc đã đều đặn mua vào vàng hằng tháng, ước tính nước này đã mua vào khoảng 170 tấn vàng trong 3 quý đầu năm, ngoài ra, có thể kể đến là Ba Lan và Singapore.
Nguồn cung vàng ổn định hoặc không tăng trong khi nhu cầu tăng thúc đẩy giá vàng lên vùng kỷ lục. Nhiều dự báo cho thấy, giá kim loại quý này có thể tiếp tục đà tăng trong 1-2 tháng tới và hướng đến kỷ lục mới.
Thanh Bình (tổng hợp)
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|