Lạm phát được kiểm soát hiệu quả, CPI năm 2024 chỉ ở mức 3,63%

(Banker.vn) Giữa những biến động khó lường của kinh tế toàn cầu, Việt Nam đã về đích năm 2024 với một điểm sáng về kiểm soát thành công chỉ số giá tiêu dùng (CPI), giữ lạm phát ở mức 3,63%, đạt mục tiêu Quốc hội đề ra.

Theo báo cáo từ Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân quý IV/2024 tăng 2,87% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung cả năm 2024, CPI tăng 3,63% so với năm trước, đạt mục tiêu Quốc hội đề ra. Đây là một điểm sáng đáng chú ý, phản ánh sự điều hành chính sách kinh tế vĩ mô linh hoạt và hiệu quả.

CPI năm 2024 tăng 3,66%, đạt mục tiêu Quốc hội đề ra
CPI năm 2024 tăng 3,66%, đạt mục tiêu Quốc hội đề ra

Tổng Cục trưởng Tổng cục Thống kê đã chỉ ra 5 nguyên nhân chính dẫn đến kết quả này.

Thứ nhất, chỉ số giá nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 4,03% so với năm trước, tác động làm CPI chung tăng 1,35 điểm phần trăm. Trong đó, chỉ số giá nhóm lương thực tăng 12,19%, tác động làm CPI tăng 0,45 điểm phần trăm. Cụ thể, giá gạo tăng 15,93% theo giá gạo và nhu cầu tiêu dùng tăng trong dịp lễ, Tết, làm CPI chung tăng 0,41 điểm phần trăm; nhóm thực phẩm tăng 2,7%, làm CPI chung tăng 0,58 điểm phần trăm; nhóm ăn uống ngoài gia đình tăng 3,99% do nhu cầu tiêu dùng và chi phí nhân công tăng.

Thứ hai, chỉ số giá nhóm nhà ở, điện nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 5,2% so với năm trước, tác động khiến CPI chung tăng 0,98 điểm phần trăm, chủ yếu do chỉ số giá điện sinh hoạt tăng 7,68% do nhu cầu sử dụng điện tăng cùng với việc EVN điều chỉnh mức bán lẻ giá điện bình quân làm CPI chung tăng 0,25 điểm phần trăm,...

Thứ ba, chỉ số giá nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 7,16%, tác động làm CPI chung tăng 0,39 điểm phần trăm do giá dịch vụ y tế được điều chỉnh.

Thứ tư, chỉ số giá nhóm giáo dục tăng 5,37% do trong năm học 2023-2024 và 2024-2025 một số địa phương đã tăng mức học phí, tác động làm CPI chung tăng 0,33 điểm phần trăm.

Thứ năm, chỉ số giá nhóm giao thông tăng 0,76%, tác động làm CPI chung tăng 0,07 điểm phần trăm.

Bên cạnh đó, nhiều yếu tố cũng góp phần kiềm chế tốc độ tăng CPI năm 2024. Chỉ số giá nhóm bưu chính, viễn thông năm 2024 giảm 1,02% so với năm 2023 do giá điện thoại thế hệ cũ giảm khi các doanh nghiệp áp dụng chương trình giảm giá, kích cầu đối với dòng điện thoại thông minh.

Ngoài ra, tính riêng trong tháng 12/2024, so với tháng trước, CPI tăng 0,29% (khu vực thành thị tăng 0,33%; khu vực nông thôn tăng 0,24%), đây là mức tăng tương đối nhẹ và thể hiện sự ổn định của thị trường vào thời điểm cuối năm.

Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng chính, có 9 nhóm hàng tăng giá so với tháng trước và 2 nhóm hàng giảm giá. So với cùng kỳ năm trước, CPI tháng 12/2024 tăng 2,94%. Trong 11 nhóm hàng tiêu dùng chính, có 8 nhóm tăng giá và 3 nhóm giảm giá.

Theo lý giải của Tổng cục Thống kê, một số địa phương thực hiện điều chỉnh giá dịch vụ y tế theo Thông tư số 21, giá nhà ở thuê, giá xăng dầu tăng là những nguyên nhân chính làm CPI tháng 12/2024 tăng 0,29% so với tháng trước. So với tháng 12/2023, CPI tháng 12 tăng 2,94%.

Lạm phát cơ bản tháng 12 tăng 0,25% so với tháng trước; tăng 2,85% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân năm 2024, lạm phát cơ bản tăng 2,71% so với năm 2023, thấp hơn mức tăng CPI bình quân chung (3,63%).

Nền kinh tế Việt Nam phục hồi ấn tượng với tăng trưởng GDP 7,09%

Năm 2024 đánh dấu sự phục hồi mạnh mẽ của nền kinh tế Việt Nam, với GDP ước tính tăng 7,09% so với năm trước, ...

Chính phủ tạo điều kiện thuận lợi cho người mua nhà ở xã hội tiếp cận vốn

Ngân hàng Nhà nước có công văn số 55/NHNN-TD gửi 9 ngân hàng thương mại gồm Agribank, Vietcombank, Vietinbank, BIDV, TienPhongBank, Techcombank, VPBank, MBBank và ...

10 sự kiện ngành Thuế nổi bật năm 2024: Bước tiến vượt bậc trong chuyển đổi số, thu hồi nợ thuế hiệu quả lọt top

Chuyển đổi số, phòng chống và ngăn chặn gian lận hóa đơn, thu hồi nợ thuế hiệu quả,… lọt top 10 sự kiện Thuế năm ...

Ngọc Lan

Ngọc Lan

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán
    Bài cùng chuyên mục