Lâm Đồng: Đề xuất đưa hơn 200 sản phẩm lên sàn thương mại điện tử

(Banker.vn) 177 sản phẩm OCOP xếp hạng từ 3 - 5 sao và 31 sản phẩm tiêu biểu của tỉnh Lâm Đồng được đề xuất đưa lên sàn thương mại điện tử.
Hiệp hội Thương mại điện tử hiến kế đưa nông sản miền núi, dân tộc lên sàn thương mại điện tử 6 xu hướng phát triển bền vững của thương mại điện tử Việt Nam trong tương lai

Ngày 13/4, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Lâm Đồng cho biết đã đề xuất sản phẩm tiêu biểu lên sàn thương mại điện tử đối với 177 sản phẩm OCOP xếp hạng từ 3-5 sao và 31 sản phẩm tiêu biểu của địa phương.

Cụ thể, đối với 177 sản phẩm OCOP, trong đó có 9 sản phẩm 5 sao (2 sản phẩm đã có quyết định công nhận, 7 sản phẩm đã trình Trung ương xem xét quyết định); 94 sản phẩm 4 sao; 74 sản phẩm 3 sao. Các sản phẩm được đề xuất thuộc nhóm hàng may mặc, đồ uống, thực phẩm, trang trí nội thất… được sản xuất tại các địa phương trong tỉnh.

Trong đó, thành phố Đà Lạt có 57 sản phẩm với các mặt hàng tiêu biểu như trà, cà phê, đông trùng hạ thảo, hồng treo gió, khoai tây, một số loại củ quả cấp đông… Các sản phẩm còn lại thuộc địa bàn huyện Lâm Hà, Đơn Dương, Đức Trọng, Di Linh, Bảo Lâm, Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Cát Tiên, Đam Rông, Lạc Dương và thành phố Bảo Lộc với mặt hàng sử dụng tươi và cả sau chế biến như hạt mắc ca sấy, cà chua sấy, bột rau củ các loại, nước cốt phúc bồn tử, rau củ quả sấy giòn…

177 sản phẩm OCOP xếp hạng từ 3 - 5 sao và 31 sản phẩm tiêu biểu của tỉnh Lâm Đồng được  đề xuất đưa lên sàn thương mại điện tử.
177 sản phẩm OCOP xếp hạng từ 3 - 5 sao và 31 sản phẩm tiêu biểu của tỉnh Lâm Đồng được đề xuất đưa lên sàn thương mại điện tử.

Ngoài sản phẩm xếp hạng OCOP, ngành nông nghiệp Lâm Đồng cũng đề xuất các sản phẩm tiêu biểu của địa phương lên sàn thương mại điện tử như hoa cắt cảnh các loại (sản lượng 3,86 tỷ cành/năm), rau các loại (sản lượng 2,57 triệu tấn/năm), cà phê nhân (300 nghìn tấn/năm) và một số loại nông sản như chè, điều, sầu riêng, bơ, mắc ca…

Theo số liệu từ Ban Chỉ đạo về Chuyển đổi số Lâm Đồng, năm 2022, kinh tế số của Lâm Đồng cũng có bước tiến mới, đặc biệt hỗ trợ đưa hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử, thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn, số hộ sản xuất nông nghiệp được hỗ trợ là hơn 74 nghìn hộ, trong đó có trên 800 sản phẩm được đưa lên sàn thương mại điện tử.

Theo Kế hoạch thực hiện Chương trình OCOP Lâm Đồng, tỉnh Lâm Đồng đặt mục tiêu đến năm 2025 phấn đấu toàn tỉnh có ít nhất 250 sản phẩm OCOP (230 sản phẩm cấp tỉnh, 20 sản phẩm cấp quốc gia).

Củng cố và nâng cấp ít nhất 50% sản phẩm OCOP đã được đánh giá và phân hạng; ưu tiên phát triển sản phẩm OCOP gắn với thương hiệu sản phẩm, phát triển dịch vụ du lịch nông thôn.

Hỗ trợ 100% sản phẩm OCOP Lâm Đồng đạt hạng 3 sao trở lên được đưa lên sàn thương mại điện tử postmart.vn; voso.vn và trang thương mại điện tử nông sản tỉnh Lâm Đồng, phấn đấu mỗi huyện, thành phố có ít nhất 1 điểm giới thiệu trưng bày và bán sản phẩm OCOP.

Thanh Bình

Theo: Báo Công Thương
    Bài cùng chuyên mục