Hiện có 17 ngân hàng thương mại tham gia chương trình cho vay tái cấp vốn hỗ trợ nhà ở xã hội, gồm:
BIDV, Vietcombank, VietinBank, Agribank, SHB, SeABank, TPBank, Eximbank, PVcomBank, OCB, Nam A Bank, LPBank, VietBank, NCB, VIB, VPBank và SCB.
Các đối tượng được hưởng ưu đãi bao gồm:
- Người mua, thuê, hoặc thuê mua nhà ở xã hội.
- Chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội hoặc dự án nhà ở thương mại chuyển đổi công năng thành nhà ở xã hội.
Theo Bộ Xây dựng, từ năm 2021 đến nay, cả nước đã triển khai 644 dự án nhà ở xã hội với tổng quy mô 580.109 căn. Trong đó, 96 dự án đã hoàn thành, 133 dự án đang khởi công và 415 dự án đã được chấp thuận chủ trương đầu tư. Các dự án này góp phần tăng nguồn cung nhà ở, hỗ trợ người thu nhập thấp tiếp cận nhà ở phù hợp.
17 ngân hàng thương mại áp dụng lãi suất vay mua nhà ở năm 2025 chỉ 4,7%/năm |
Lãi suất 4,7%/năm áp dụng năm 2025 tiếp nối từ gói tín dụng 30.000 tỷ đồng triển khai từ năm 2013. Gói này từng giải ngân hơn 34.000 tỷ đồng cho 56.000 trường hợp, giúp giải quyết hàng chục nghìn căn nhà tồn kho và hỗ trợ người thu nhập thấp mua nhà với chi phí vay hợp lý. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng mức lãi suất hiện tại vẫn cần điều chỉnh để phù hợp hơn với khả năng chi trả của người dân.
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM, nhận định lãi suất cho vay nhà ở xã hội theo Nghị định 100/2024/NĐ-CP (6,6%/năm) là quá cao so với khả năng của người dân. Ông đề xuất giảm lãi suất xuống 3 - 3,5%/năm, ngang với mức vay ưu đãi tại một số quốc gia trong khu vực. Đồng thời, lãi suất cần được cố định lâu dài để người dân yên tâm lập kế hoạch tài chính dài hạn.
Ngoài vấn đề lãi suất, giá nhà ở xã hội vẫn là một trở ngại lớn. Theo TS. Cấn Văn Lực, dù lãi suất cho vay đã giảm mạnh, nhưng giá nhà đất tiếp tục neo ở mức cao, khiến người dân khó tiếp cận. Điều này dẫn đến tình trạng vay mua nhà ở vẫn tăng chậm, chỉ đạt 4,6% trong năm 2024 – thấp hơn nhiều so với mức tăng trưởng 16% ở mảng kinh doanh bất động sản.
Nguyên nhân chính đến từ nguồn cung hạn chế và chi phí đầu vào cao. Các doanh nghiệp bất động sản chưa mạnh tay giảm giá vì phải đối mặt với áp lực tài chính, trong khi việc tháo gỡ pháp lý cho các dự án vẫn diễn ra chậm.
Theo Công ty Chứng khoán Vietcombank (VCBS), tín dụng cho vay mua nhà dự kiến tăng trưởng 15% trong năm 2025, khi các dự án bất động sản mới được triển khai và nguồn cung tăng. Tuy nhiên, để đạt được con số này, các ngân hàng cần ổn định lãi suất vay ở mức thấp trong thời gian dài, tạo điều kiện để người dân lập kế hoạch tài chính dài hạn.
Đồng thời, các chuyên gia cho rằng doanh nghiệp cần giảm giá bán nhà hoặc cung cấp thêm các chương trình ưu đãi như giãn tiến độ thanh toán, ân hạn nợ gốc. Những biện pháp này không chỉ kích thích nhu cầu vay mua nhà mà còn giúp thị trường bất động sản phục hồi bền vững.
Hai doanh nghiệp vừa huy động tổng cộng 8.000 tỷ đồng trái phiếu chỉ trong hai ngày Trong hai ngày 23-24/12, An Thịnh và Minh An gây chú ý khi đã huy động thành công tổng cộng 8.000 tỷ đồng qua kênh ... |
Thị trường lãi suất huy động phân hóa rõ nét cuối năm 2024 Cuối năm 2024, thị trường tài chính Việt Nam chứng kiến sự phân hóa rõ nét trong chính sách lãi suất huy động của các ... |
Hút vốn cuối năm: Ngân hàng tăng tốc với lãi suất hấp dẫn Cuộc đua lãi suất tiết kiệm cuối năm 2024 trở nên sôi động khi nhiều ngân hàng điều chỉnh tăng từ 0,3-0,5%. Các “ông lớn” ... |
Sơn Tùng