Cụ thể, ở thời điểm hiện tại, mức lãi cho vay mua nhà tại các ngân hàng được dao động từ 8-10%/năm. Theo khảo sát tại 2 ngân hàng trong nhóm các ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước bao gồm: Agribank cho vay mua nhà với lãi suất năm đầu 8,5%/năm; Vietcombank đang triển khai gói vay mua bất động sản với lãi suất 12 tháng đầu là 8,5/năm, 18 tháng đầu là 8,8%/năm và 36 tháng đầu là 9,7%/năm.
Hình minh họa. |
Tại ACB, ngân hàng này gây chú ý khi tung ra gói cho vay mua nhà với lãi suất giảm sốc cùng nhiều chính sách hấp dẫn. Cụ thể, mức lãi suất năm đầu tiên dao động chỉ ở mức 8%/năm; lãi suất thả nổi từ năm thứ 2 được tính bằng lãi suất cơ sở cộng với biên độ 3%.
Tại PVcomBank, mức lãi suất cho vay mua nhà đang áp dụng là 9%/năm trong 6 tháng đầu, hoặc 10%/năm trong 12 tháng đầu, thời gian vay tối đa 25 năm và ngân hàng đưa ra nhiều phương án trả nợ, đồng thời cho phép ân hạn nợ gốc.
Tương tự, mức lãi suất cho vay mua nhà tại Techcombank trong 6 tháng đầu đang áp dụng ở nức lãi suất 8,5%/năm, 1 năm đầu áp dụng lãi suất 9%/năm.
Các ngân hàng có vốn nước ngoài cũng đã tham gia vào cuộc đua giảm lãi suất cho vay mua nhà. Cụ thể, Shinhan Việt Nam cho vay mua nhà với lãi suất 8,3%/năm trong 6 tháng đầu và 9,7%/năm trong các năm sau đó; hoặc 8,5%/năm trong năm đầu, 9,3%/năm trong 2 năm đầu, 9,5%/năm trong 3 năm đầu.
Tại Wooribank, mức lãi suất cho vay năm đầu tiên giảm xuống còn 8%/năm, lãi suất năm sau thả nổi chỉ khoảng 8,8 - 9%/năm.
Theo ông Hoàng Hải - Cục Trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường Bất động sản, Bộ Xây dựng, tính đến thời điểm ngày 31/8, dư nợ tín dụng đối với hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 986.477 tỷ đồng, tăng thêm hơn 26.000 tỷ đồng so với ngày 30/7. Trong đó, dư nợ tín dụng đối với các dự án đầu tư xây dựng khu đô thị, dự án phát triển nhà ở là 266.248 tỷ đồng; dư nợ tín dụng đối với các dự án văn phòng là 40.622 tỷ đồng; dư nợ tín dụng đối với các dự án xây dựng khu công nghiệp, chế xuất là 56.571 tỷ đồng; dư nợ đối với các dự án khu du lịch, sinh thái, nghỉ dưỡng là 53.860 tỷ đồng....
Tuy nhiên, ông Hải cho rằng, nguồn vốn chủ yếu cho chủ đầu tư còn về khách vay mua bất động sản chưa khả quan.
Một ý kiến khác cho rằng, sở dĩ nhu cầu tín dụng bất động sản tiêu dùng của cá nhân hiện ở mức thấp là do kinh tế còn khó khăn, ảnh hưởng đến thu nhập của người dân. Chính vì vậy, dù có nhu cầu về nhà ở song ngân hàng khó có thể kích cầu tín dụng mua nhà trong giai đoạn hiện tại. Mặt khác, thị trường nhà đất vẫn trầm lắng, nên khách hàng chưa mặn mà với việc vay vốn mua nhà, mà kỳ vọng giá nhà cũng như lãi suất sẽ giảm thêm.
So với đầu năm, mặt bằng lãi suất cho vay hiện được xem là “dễ thở” và lãi suất đến cuối năm được dự đoán sẽ quay về mức thấp như thời điểm đại dịch COVID-19 bùng phát.
Một giải pháp được ngành ngân hàng triển khai gần đây để kích thích nhu cầu mua bất động sản là cho phép vay ngân hàng khác để trả nợ khoản vay cũ. Tuy nhiên, sau gần 2 tháng triển khai mới chỉ một số ngân hàng thương mại công bố chương trình cho vay để khách hàng trả nợ ngân hàng khác nhưng điều kiện, thủ tục không đơn giản. Nhiều người muốn vay để trả nợ khoản vay mua nhà, mua xe ở ngân hàng khác nhằm giảm bớt áp lực lãi suất (vì khoản vay hiện hữu đang có lãi suất cao hơn nhiều so với vay mới) nhưng chưa thực hiện được.
Các ngân hàng cũng cho biết họ đang nỗ lực tìm người vay, bởi nếu huy động về nhưng không cho vay được thì chính ngân hàng sẽ rơi vào cảnh ế vốn. Vì vậy, nhiều ưu đãi cho vay cũng được đưa ra gần đây.
Để kích thích nhu cầu vay mua nhà, các ngân hàng cũng giảm lãi suất từ 1 - 3%/năm so với năm ngoái. Ngân hàng PVcomBank dành đến 15.000 tỷ đồng để cho vay ưu đãi. Riêng với người mua nhà, họ cũng đưa ra nhiều phương án trả nợ khác nhau, cho phép ân hạn nợ gốc, để người dân có thể giảm bớt áp lực trả nợ trong giai đoạn đầu mua nhà, thời gian vay kéo dài tới 25 năm.
Hiện các ngân hàng đang cho vay với hạn mức lớn, từ 70 - 80% giá trị căn nhà. Tuy nhiên các chuyên gia cũng lưu ý, vay mua nhà thường là các khoản vay dài hạn. Vì vậy, người dân nên cân nhắc tổng thể tình hình tài chính gia đình với món vay để có thể chi trả nợ trong khoảng thời gian dài.
Theo khuyến nghị của giới chuyên gia, người vay cần chú ý đến thời gian được hưởng lãi suất ưu đãi và biên độ điều chỉnh lãi suất. Bên cạnh đó, không nên vay quá 50% giá trị căn nhà và số tiền phải trả hàng tháng (bao gồm gốc, lãi) không vượt quá 30% thu nhập. Khoảng thời gian 2-3 năm đầu là khó khăn và nhiều thách thức nhất, vì thế mỗi cá nhân phải dự phòng được nguồn thu nhập ổn định, bền vững để có thể hấp thụ khoản vay mà không khiến cuộc sống bị ảnh hưởng quá nhiều.
Diễn biến lãi suất trong quý 4/2023 ra sao? Theo KBSV, lãi suất huy động sẽ đi ngang trong giai đoạn từ nay đến cuối năm. Còn về phía lãi suất cho vay, nhóm ... |
Đề xuất giao Chính phủ tiếp tục triển khai hỗ trợ lãi suất 2% cho doanh nghiệp Trình Quốc hội xem xét, quyết định tiếp tục giao Chính phủ triển khai chính sách hỗ trợ lãi suất 2% cho DN, HTX, hộ ... |
Thùy Linh (T/H)
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|