Cụ thể, trong hơn 1 tháng vừa qua, Vietcombank đã có tới 3 lần giảm lãi suất huy động. Theo đó, mức lãi suất 4,8%/năm đang là mức cao nhất của ngân hàng này, giảm 0,3%/năm so với lần điều chỉnh gần nhất. Đáng chú ý, lãi suất huy động ở kỳ hạn 1 - 2 tháng tại ngân hàng này chỉ còn 2,4%/năm.
Hình minh họa. |
Không chỉ Vietcombank, các “ông lớn” ngân hàng còn lại trong nhóm “big 4” bao gồm BIDV, VietinBank và Agribank cũng đang duy trì mức lãi suất huy động kỳ hạn 1 - 2 tháng chỉ ở mức 3%/năm. Bên cạnh đó, mức lãi suất cao nhất chỉ ở mức 5,3%/năm đối với kỳ hạn từ 12 tháng trở lên. Đây cũng là hiện trạng chung của hầu hết các nhà băng thời gian qua.
Theo thống kê mới nhất của Ngân hàng Nhà nước cho thấy, tiền gửi tiết kiệm của người dân vào ngân hàng vẫn tăng trong suốt 13 tháng qua. Tính đến thời điểm cuối tháng 9/2023, tiền gửi của người dân vào ngân hàng đạt xấp xỉ 6,45 triệu tỷ đồng, tăng 9,95% so với cuối năm 2022.
Không chỉ riêng người dân, các tổ chức cũng tăng cường gửi tiền vào ngân hàng. Tính đến cuối tháng 9/2023, lượng tiền đạt hơn 6,23 triệu tỷ đồng, tăng 4,65% sau 9 tháng.
Mặc dù lãi suất liên tục giảm là vậy, tuy nhiên tại Việt Nam, ngân hàng vẫn luôn là khu vực nhận được nhiều sự quan tâm và là kênh truyền thống, an toàn của người dân. Thêm vào đó, trong thời gian vừa qua, các kênh đầu tư khác như bất động sản hay chứng khoán có nhiều sự biến động gây tâm lý thận trọng và e dè của người dân. Do đó, gửi tiền ngân hàng vẫn được lựa chọn nhiều hơn do là kênh an toàn, yên tâm nhưng vẫn đảm bảo mức sinh lời kì vọng hiện tại.
Ngoài ra, trong bối cảnh thị trường chứng khoán “trồi sụt” và bất động sản trầm lắng, các kênh tài sản khác như vàng cũng không phải là kênh đầu tư ổn định, trong khi ngoại tệ chỉ dành cho những người được phép kinh doanh.
Chính vì vậy, dù lãi suất tiết kiệm đã chạm đáy nhưng người dân chỉ còn kênh đầu tư duy nhất là gửi tiền vào ngân hàng.
Trong những tháng còn lại của năm 2024, nhiều khả năng tiền gửi ngân hàng vẫn tiếp tục tăng khi nền kinh tế chưa có nhiều dấu hiệu khởi sắc, những kênh đầu tư như chứng khoán, bất động sản khó có cơ hội đột biến, bứt phá trong khoảng thời gian này
Ông Đinh Quang Hinh, chuyên gia chứng khoán của VNDirect cho rằng, lãi suất tiền gửi đã về mức thấp, do thanh khoản hệ thống dư thừa trong bối cảnh nhu cầu tín dụng yếu.
Tính đến thời điểm ngày 23/11/2023, tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống mới đạt 8,38% so với cuối tháng 12/2022, thấp hơn so với chỉ tiêu định hướng đầu năm (14 - 15%). Tốc độ tăng trưởng tín dụng chậm giúp cho thanh khoản hệ thống chịu mức áp lực thấp.
Bên cạnh đó, Chính phủ còn thúc đẩy đầu tư công và mở rộng tài khóa, từ đó bơm thêm tiền vào nền kinh tế. Ông kỳ vọng lãi suất tiền gửi kỳ hạn 12 tháng bình quân sẽ ở mức 5,2%/năm vào cuối năm 2023. Đồng thời, lãi suất cho vay sẽ tiếp tục xu hướng giảm trong những tháng cuối năm nay nhờ chi phí huy động của các ngân hàng thương mại giảm nhanh trong thời gian gần đây.
Hai “ông lớn” ngân hàng Vietcombank và BIDV tiếp tục hạ lãi suất huy động Ngày 11/12, hai “ông lớn” ngân hàng trong nhóm Big4 là Vietcombank và BIDV đã gây chú ý khi tiếp tục hạ lãi suất huy ... |
Ba ngân hàng trong nhóm Big4 đưa lãi suất 12 tháng về 5%/năm Ba ngân hàng trong nhóm Big4 gồm BIDV, VietinBank và Agribank đã đồng loạt đưa lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 12 tháng về mức ... |
Thùy Chi (T/H)
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|