Lãi suất tăng cao, đâu là ngân hàng hút tiền gửi tốt nhất hiện nay?

(Banker.vn) "Ông lớn" BIDV tiếp tục dẫn dầu bảng xếp hạng các ngân hàng có nhiều tiền gửi nhất 9 tháng đầu năm, trong khi Sacombank dẫn đầu nhóm ngân hàng tư nhân về chỉ tiêu này.

Mặt bằng lãi suất huy động của nhiều ngân hàng đã về lại vùng trước dịch Covid 19

Cổ phiếu ngân hàng phân hóa, EIB giảm sâu sau chuỗi tuần thanh khoản đột biến

Tích sản cổ phiếu penny, tôi đã sở hữu mảnh đất hơn 10 tỷ đồng

Theo số liệu thống kê từ báo cáo tài chính quý III/2022, nhóm 10 ngân hàng có tiền gửi ngân hàng lớn nhất tính đến hết tháng 9 năm 2022 bao gồm BIDV, Vietcombank, VietinBank, Sacombank, ACB, MB, SHB, Techcombank, HDBank và LienVietPostBank.

BIDV, Viecombank và VietinBank đứng đầu về lượng tiền gửi khách hàng
BIDV, Viecombank và VietinBank đứng đầu về lượng tiền gửi khách hàng

Trong đó, ngân hàng BIDV là nhà băng huy động được nhiều tiền gửi nhất hệ thống với gần 1,4 triệu tỷ đồng, tăng 2,8% so với cuối năm ngoái. Đứng sau lần lượt là Vietcombank và VietinBank với số dư tiền gửi khách hàng đều trên 1,1 triệu tỷ đồng, tương đương mức tăng 5,4 % và 2,4% so với cuối năm 2021.

Chỉ riêng lượng tiền gửi của ba "ông lớn" này đã chiếm đến 50% tổng số tiền gửi khách hàng của toàn hệ thống, đạt gần 3,8 triệu tỷ đồng.

Tại nhóm ngân hàng tư nhân, Sacombank là ngân hàng có lượng tiền gửi khách hàng lớn nhất với hơn 457.800 tỷ đồng, tăng 7,1% so với đầu năm. Xếp sau là ACB với tiền gửi khách hàng đạt hơn 392.000 tỷ đồng, tăng 3,2% so với đầu năm.

Về tốc độ tăng trưởng tiền gửi khách hàng, TPBank là ngân hàng tăng nhanh nhất hệ thống với mức tăng trưởng 16,6%. Theo sau đó là HDBank (13,4%), ABBank (10,2%), VIB (8,9%), LienVietPostBank (7,4%),...

Chiều ngược lại, ghi nhận 6 ngân hàng ghi nhận sụt giảm tiền gửi trong 9 tháng đầu năm. Các ngân hàng góp mặt trong danh sách là Ngân hàng Bản Việt, MB, VietABank, NCB, OCB...

Nhìn chung, tính đến 30/9, tổng số dư tiền gửi khách hàng của 27 ngân hàng đạt hơn 7,5 triệu tỷ đồng, tăng 3,8% so với cuối năm 2021.

Lãi suất tăng cao, đâu là ngân hàng hút tiền gửi tốt nhất hiện nay?
Tiền gửi khách hàng của các ngân hàng trong 9 tháng đầu năm, SCB và Agribank không góp mặt trong danh sách này do chưa công bố báo cáo tài chính quý III/2022.

Lý giải về việc tiền gửi tại ngân hàng tăng lên, TS Đinh Thế Hiển cho biết, đã có những nhà đầu tư chuyển tiền từ tài khoản chờ mua bất động sản sang gửi tiết kiệm tại các kỳ hạn. Bên cạnh đó, có khả năng một bộ phận không nhỏ đến từ kênh chứng khoán cũng đã quay về gửi ngân hàng.

Theo VNReport lãi suất huy động tăng cũng đã khiến tiền gửi nhàn rỗi "ồ ạt" quay lại ngân hàng. Các khảo sát của đơn vị này cho thấy, có đến 81,8% nhà băng dự phóng hoạt động huy động tiền gửi sẽ tăng trưởng mạnh trong năm 2022.

Ông Ngô Ngọc Quang - tiến sĩ kinh tế, chuyên gia hoạch định tài chính, trường Đại học Ngân hàng TP HCM cho biết, bên cạnh sự dịch chuyển dòng tiền trên các thị trường tài chính và bất động sản, xu hướng số hóa cũng là một trong những yếu tố đã góp phần thúc đẩy tiền gửi ngân hàng tăng trong giai đoạn vừa qua. Việc chuyển đổi số đã góp phần làm giảm các chi tiêu bằng tiền mặt, gia tăng các bút toán trên tài khoản ngân hàng.

Trên thực tế, các giao dịch qua kênh trực tuyến thường sẽ có chi phí thấp hơn so với khi thực hiện trực tiếp tại điểm các điểm giao dịch. Bên cạnh đó, tham gia tiết kiệm thông qua kênh online cũng sẽ có lãi suất cao hơn từ 0,1-0,5% so với gửi tại quầy.

Ngoài ra, chúng tôi cũng xin giới thiệu tới độc giả các thông tin mà nhiều người quan tâm trong lĩnh vực Kinh tế - Chứng khoán được liên tục cập nhật như: #Nhận định chứng khoán #Bản tin chứng khoán #chứng khoán phái sinh #Cổ phiếu tâm điểm #đại hội cổ đông #chia cổ tức #phát hành cổ phiếu #bản tin bất động sản #Bản tin tài chính ngân hàng. Kính mời độc giả đón đọc.

Hoàng Hà

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán
    Bài cùng chuyên mục