Lãi suất qua đêm trên liên ngân hàng giảm mạnh Lãi suất qua đêm xuống thấp kỷ lục, thanh khoản dồi dào Lãi suất qua đêm liên ngân hàng tăng gấp 12 lần trong vòng 1 tháng |
Theo số liệu cập nhật mới nhất của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, lãi suất VND bình quân liên ngân hàng tại kỳ hạn qua đêm (kỳ hạn chính, chiếm khoảng 90 - 95% giá trị giao dịch) trong phiên ngày 21/2 đã tăng vọt lên mức 4,14%/năm - mức cao nhất kể từ cuối tháng 5/2023, với doanh số gần 315.000 tỷ đồng.
Trong khi đó, phiên liền trước ngày 20/2, lãi suất bình quân liên ngân hàng kỳ hạn qua đêm là 2,15%/năm. Như vậy chỉ sau 1 đêm, lãi suất qua đêm liên ngân hàng đã tăng lên gần gấp đôi và chạm mức cao nhất sau 9 tháng. Đây cũng là phiên tăng mạnh thứ 3 liên tiếp của lãi suất qua đêm liên ngân hàng.
Kỳ hạn 9 tháng đang có mức lãi suất bình quân liên ngân hàng cao nhất là 5,43%/năm. Tăng 0,11 điểm phần trăm chỉ sau 1 đêm.
Lãi suất tại hai kỳ hạn chủ chốt khác cũng đều tăng mạnh so với cuối tuần trước: Kỳ hạn 1 tuần tăng từ 1,27% lên 3,81%; kỳ hạn 2 tuần tăng từ 1,39% lên 3,02%; kỳ hạn 1 tháng tăng từ 1,85% lên 2,55%.
Lãi suất qua đêm liên ngân hàng đã liên tục tăng vọt trong tuần này và chạm đỉnh sau 9 tháng |
Trong bối cảnh đó, Ngân hàng Nhà nước đã có 2 phiên liên tiếp bơm ròng thanh khoản cho hệ thống ngân hàng qua kênh cho vay cầm cố giấy tờ có giá (OMO). Cụ thể, trong phiên 20/2 và 21/2, đều có 1 thành viên thị trường trúng thầu OMO với tổng khối lượng lũy kế là hơn 6.037 tỷ đồng, kỳ hạn 7 ngày và lãi suất 4%/năm. Điều này cho thấy thanh khoản hệ thống đã không còn quá dư thừa.
Còn nhớ trong tháng cuối cùng của năm 2023, tín dụng được phen bứt tốc. Kết quả, tín dụng toàn nền kinh tế tăng 13,71% so với cuối năm 2022. Song cập nhật của Ngân hàng Nhà nước, tính đến hết tháng 1/2024, tín dụng toàn hệ thống tăng trưởng âm 0,6% so với cuối năm 2023.
Lý giải nguyên nhân tín dụng tăng trưởng âm trong tháng đầu của năm mới, tại cuộc họp về tín dụng ngày 20/2, Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú lý giải: Tín dụng vẫn gặp khó khăn và giảm so với cuối năm 2023, do một số nguyên nhân như: Cầu tín dụng của nền kinh tế giảm do cầu đầu tư, sản xuất kinh doanh giảm; một số nhóm khách hàng (nhóm khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa) có nhu cầu nhưng chưa đáp ứng điều kiện vay vốn/hoặc còn vướng mắc về thủ tục pháp lý; quy luật mùa vụ…
Theo các chuyên gia tài chính, tăng trưởng tín dụng tháng đầu năm nay sụt giảm cho thấy lượng vốn cho vay ra của các ngân hàng khá thấp. Song song đó, các nhà băng cũng tiếp tục giảm lãi suất tiết kiệm cho thấy họ không có nhu cầu thu hút quá nhiều dòng vốn từ người dân. Thế nhưng, vay mượn giữa các nhân hàng vẫn tăng.
Giải thích thực trạng này, PGS. TS Nguyễn Hữu Huân, Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh cho hay, theo tìm hiểu, một số ngân hàng bị thiếu thanh khoản theo quy định tỷ lệ thanh khoản 30 ngày (khả năng chi trả trong 30 ngày) nên phải vay mượn trên thị trường liên ngân hàng (thị trường 2) để bổ sung. Đặc biệt, nhiều nhà băng đã "chạy" tăng trưởng tín dụng trong những ngày cuối năm 2023. Hơn nữa, việc thiếu hụt thanh khoản này chỉ ngắn hạn khi các nhà băng đã dự báo được nên chỉ vay qua thị trường 2 với lãi suất vẫn thấp hơn nếu huy động từ người dân (thị trường 1).
Trong khi đó, chuyên gia tài chính, TS. Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, thị trường liên ngân hàng hoàn toàn tách biệt với thị trường 1 giữa ngân hàng với người dân. Trên thị trường liên ngân hàng, hoạt động vay mượn qua đêm gia tăng có thể do một số nhà băng tạm thời bị thiếu hụt lượng tiền trong tài khoản dự trữ bắt buộc tại Ngân hàng Nhà nước. Hoặc có nhiều hoạt động giao dịch chỉ diễn ra trên thị trường liên ngân hàng nên các nhà băng cũng sẽ vay mượn lẫn nhau hoặc vay của Ngân hàng Nhà nước để thanh toán. Những khoản vay mượn đó chỉ diễn ra chủ yếu qua đêm hay kỳ hạn 1 tuần, 2 tuần mà không "đụng" đến việc huy động tiền gửi của người dân.
Ngân Thương
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|