Lãi suất huy động liên tục trượt dốc, người dân không biết nên đầu tư vào đâu?

(Banker.vn) So với đầu năm 2023, mặt bằng lãi suất huy động hiện đã giảm một nửa. Thời điểm này cũng là lúc nhiều khoản tiền gửi của người dân đáo hạn. Với lãi suất huy động thấp như hiện nay, nhiều người hoang mang không biết nên tiếp tục gửi tiền hay đầu tư vào kênh khác.

Thời gian gần đây, lãi suất huy động vẫn tiếp tục trượt dốc. Gửi tiết kiệm kỳ hạn 1 - 2 tháng tại Vietcombank hiện chỉ nhận lãi suất 2,4%/năm; kỳ hạn 12 tháng về mức thấp nhất lịch sử là 4,8%/năm.

Cụ thể, Vietcombank đã 3 lần giảm lãi suất huy động trong hơn 1 tháng qua, theo đó ngân hàng này đang dẫn đầu danh sách các ngân hàng có mức lãi suất tiền gửi thấp nhất thị trường.

Gần đây nhất, ngày 30/11, Vietcombank áp dụng biểu lãi suất huy động mới, giảm 0,2%/năm ở các kỳ hạn so với trước đó.

Theo đó, lãi suất huy động trực tuyến kỳ hạn 1 - 2 tháng tại ngân hàng này giảm xuống chỉ còn 2,4%/năm; kỳ hạn 3 - 5 tháng chỉ còn 2,7%/năm; kỳ hạn 6 - 11 tháng chỉ còn 3,7%/năm và lãi suất huy động kỳ hạn 12 - 24 tháng chỉ còn 4,8%/năm.

Hiện tại, Vietcombank đang là ngân hàng có mức lãi suất thấp nhất thị trường hiện nay.

Lãi suất huy động liên tục trượt dốc, người dân không biết nên đầu tư vào đâu?
Hình minh họa.

Trước đó, ba “ông lớn” ngân hàng còn lại trong nhóm Big 4 là VietinBank, Agribank và BIDV cũng thông báo giảm lãi suất huy động áp dụng với một số kỳ hạn.

Cụ thể, ngày 29/11 vừa qua, VietinBank công bố giảm 0,1 - 0,2 điểm % lãi suất huy động một số kỳ hạn. Tiền gửi trực tuyến kỳ hạn 1 - 2 tháng giảm 0,2 điểm % xuống còn 3%/năm; kỳ hạn 3 - 5 tháng giảm 0,15điểm % xuống chỉ còn 3,3%/năm; các kỳ hạn 6 - 9 tháng giảm 0,1 điểm % xuống còn 4,3%/năm.

Tại Agribank, lãi suất huy động trực tuyến kỳ hạn 1 - 2 tháng giảm 0,2điểm % xuống còn 3,2%/năm; lãi suất kỳ hạn 3 - 5 tháng được giảm 0,25 điểm % xuống còn 3,6%/năm.

Tương tự, tại BIDV cũng giảm 0,1 điểm % lãi suất huy động trực tuyến kỳ hạn từ 6 - 11 tháng, còn 4,5%/năm; giảm 0,2 điểm % tiền gửi trực tuyến các kỳ hạn từ 12 - 36 tháng, xuống còn 5,3%/năm.

Ngoài ra, tại khối ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân, lãi suất cũng được điều chỉnh giảm thêm từ 0,2-0,4%/năm.

Tại Techcombank vừa thông báo giảm lãi suất huy động ở các kỳ hạn từ 6 - 36 tháng với mức giảm 0,1 điểm %. Theo đó, khách hàng thông thường nếu gửi kỳ hạn 1 tháng lãi suất chỉ còn 3,25%/năm; kỳ hạn 6 tháng lãi suất còn 4,65%/năm; kỳ hạn 12 - 36 tháng, giảm 0,2 điểm % xuống chỉ còn 4,85%/năm.

Hàng loạt ngân hàng khác cũng đang áp dụng lãi suất tiền gửi thấp chưa từng có. Tại các ngân hàng thương mại cổ phần lớn như VPBank, Sacombank..., lãi suất huy động cao nhất cũng chỉ còn 5,4 - 5,9%/năm.

Đáng chú ý, tại ACB hiện chỉ niêm yết lãi suất tiền gửi cao nhất là 4,9%, thấp hơn cả nhóm Big4.

So với thời điểm đầu năm 2023, mặt bằng lãi suất huy động hiện đã giảm một nửa. Thời điểm này cũng là lúc nhiều khoản tiền gửi của người dân đáo hạn. Với lãi suất huy động thấp như hiện nay, nhiều người hoang mang không biết nên gửi tiền tiếp tục hay đầu tư vào kênh khác.

Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), đến hết ngày 22/11/2023, tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống mới đạt 8,21%, như thấp xa so với mức tăng trưởng tín dụng mà NHNN đã phân bổ cho) toàn hệ thống (14,5%). Trong khi đó, tiền gửi vào hệ thống ngân hàng vẫn tiếp tục tăng mạnh khiến xảy ra tình trạng các ngân hàng bị "tồn kho tiền".

Tính đến hết tháng 9/2023, tổng tiền gửi vào hệ thống ngân hàng đã đạt xấp xỉ 12,68 triệu tỷ đồng. Con số này đã tăng thêm gần 233.000 tỷ đồng so với cuối tháng 8.

Từ đầu năm đến nay, tiền gửi dân cư đã tăng mạnh tới 9,95%, tương ứng tăng 583.000 tỷ đồng. Trong đó, người dân tích cực gửi tiền vào ngân hàng những tháng đầu năm, khi lãi suất vẫn duy trì ở mức cao.

Đối với khu vực doanh nghiệp, lượng tiền được gửi trong hệ thống ngân hàng tiếp tục tăng mạnh trong tháng 9, với mức tăng lên tới hơn 217.000 tỷ đồng chỉ trong 1 tháng. Với con số tăng đột biến trong tháng 9, tiền gửi doanh nghiệp đã tăng vọt lên hơn 6,23 triệu tỷ đồng, qua đó cũng đưa lượng tiền gửi khu vực này tăng trưởng 4,65% so với đầu năm.

Tiền gửi tăng tốt nhưng khó cho vay khiến hệ thống ngân hàng tiếp tục ở trong trạng thái dư thừa thanh khoản.

Tăng trưởng tín dụng trong thời gian qua chưa cao chủ yếu do nền kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, quá trình phục hồi còn chậm nên cầu tín dụng giảm và sức hấp thụ vốn của doanh nghiệp và nền kinh tế còn yếu.

Đại diện một số ngân hàng cho biết, mục tiêu tăng trưởng tín dụng đặt ra trong năm nay 14,5% cao hơn năm trước. Trong bối cảnh khó khăn chung, cầu tín dụng suy giảm, dù NHNN điều hành khá hợp lý, mặt bằng lãi suất cho vay đã hạ sâu, các ngân hàng thương mại đưa ra nhiều chương trình ưu đãi nhưng việc giải ngân vẫn chậm.

Trong bối cảnh các ngân hàng không thiếu vốn nhưng để bơm vốn cho nền kinh tế, bảo đảm mục tiêu tăng trưởng tín dụng, vấn đề không chỉ nằm ở công tác điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng hay room tín dụng mà còn nằm ở khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế.

Các ngân hàng thương mại đều thừa nhận "thích cho vay" bởi không cho vay được là "thất nghiệp". Nhưng trong bối cảnh hiện nay, tất cả các phân khúc khách hàng đều bị ảnh hưởng nên giải ngân tín dụng là "bài toán khó".

Lãi suất chạm đáy, hơn 6,44 triệu tỷ đồng của người dân vẫn “chảy mạnh” vào ngân hàng

Bất chấp lãi suất huy động giảm chạm đáy, lượng tiền gửi của cả người dân và các tổ chức kinh tế vào ngân hàng ...

Một ngân hàng nhóm Big 4 đưa lãi suất huy động có kỳ hạn thấp nhất thị trường, chỉ còn 2,4%

Ngân hàng Vietcombank giảm 0,2%/năm lãi suất huy động tất cả các kỳ hạn. Theo đó, nhà băng này là là ngân hàng trong nhóm ...

Thùy Chi (T/H)

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán