Trong các phiên giao dịch gần đây, thanh khoản thị trường luôn được giữ ở mức tương đối cao, giao động trên 20.000 tỷ đồng. Kết thúc phiên giao dịch cuối cùng của tháng 7, sàn HOSE có 304 mã tăng, 172 mã giảm và 45 mã tham chiếu. VN-Index tăng 15,23 điểm tương đương 1,26% lên vùng 1.222,09 điểm.
Tổng khối lượng giao dịch đạt 1.199.362.756 đơn vị, tổng giá trị trên 23,9 nghìn tỷ đồng. Phải chăng, việc NHNN liên tiếp hạ lãi suất trong 6 tháng đầu năm 2023 chính là nguyên nhân dẫn tới đà tăng đột biến của thanh khoản trên thị trường chứng khoán thời gian vừa qua?
Theo quan điểm của ông Vũ Hải Đăng - Trưởng phòng tư vấn đầu tư Công ty CK VPS, với sự hạ nhiệt của lãi suất, dòng tiền sẽ dịch chuyển dần sang thị trường chứng khoán. Cụ thể:
"Nhìn lại diễn biến lãi suất cuối năm ngoái, giai đoạn lãi suất huy động tăng nóng là từ tháng 10/2022 đến 1/20223. Đó là giai đoạn thị trường tài chính có nhiều sự kiện biến động nên dòng tiền tìm về kênh ngân hàng như 1 kênh để “trú ẩn” trong ngắn hạn. Thông thường, người gửi tiền thường chọn các mốc gửi ngắn hạn từ 6 tháng tới dưới 1 năm để gửi tiền cho nên khoảng thời gian cuối tháng 6 tới cuối năm 2023 sẽ có khối lượng đáng kể tiền gửi đáo hạn.
Mặt khác, khoảng cách tỷ suất thu nhập trên giá (E/P) của VN-Index so với lãi tiền gửi ngân hàng thương mại đang có xu hướng gia tăng. Đặc biệt, sau 4 lần hạ lãi suất điều hành, xu hướng này được dự báo là ngày càng nới rộng thêm. Xu hướng dòng tiền dịch chuyển từ nhóm có lợi tức cao hơn là tất yếu.
Thực tế thấy rằng, thanh khoản trên HOSE đầu năm 2023 chỉ chững 7-8000 tỷ/phiên thì nay đã duy trì thường xuyên duy trì ở mức 15 nghìn - 20 nghìn tỷ đồng/phiên. Thể hiện xu hướng dòng tiền vẫn được bổ sung vào thị trường khá đều đặn.
Với xu hướng lãi suất điều hành, lãi suất huy động – cho vay còn tiếp tục xu hướng giảm thì dòng tiền sẽ hướng về các kênh đầu tư hiệu quả hơn trong đó có thị trường chứng khoán".
Chia sẻ thêm về diễn biến cũng như xu hướng của dòng tiền trên thị trường chứng khoán giai đoạn gần đây, ông Vũ Hải Đăng cho biết:
"Nhìn vào diễn biến của dòng tiền trên thị trường gần đây cho thấy có xu hướng dịch chuyển từ nhóm cổ phiếu đầu cơ sang nhóm cơ bản. Thực tế cho thấy, từ giữa tháng 3/2023 tới tháng 6/2023, NHNN Việt Nam đã 4 lần hạ lãi suất điều hành, có thể thấy rằng đa phần các nhóm ngành đều có mức tăng trung bình 10-20% trong giai đoạn đó. Tuy nhiên, khác với giai đoạn đầu khi hầu hết các cổ phiếu đều phục hồi từ nền giá thấp, càng tới gần mùa báo cáo tài chính quý 2, tính chất phân hóa càng thể hiện rõ nét.
Những nhóm ngành có kết quả kinh doanh thực sự ấn tượng sẽ là tâm điểm hướng tới của dòng tiền, như giai đoạn vừa rồi là thép, ngân hàng, gạo, chứng khoán,... Còn những cổ phiếu đơn thuần chỉ tăng bằng kỳ vọng, từ tin tức hay là lên bằng dòng tiền đầu cơ thuần túy khả năng cao sẽ chững lại.
Về sóng báo cáo tài chính, có thể nhìn lại các giai đoạn như 2014 hoặc 2019, sau những thời điểm khó khă, rất nhiều cổ phiếu có thể gọi là tăng nhiều lần từ chân sóng và thường đều liên quan đến câu chuyện xuất khẩu hoặc phục hồi kinh tế. Nên một số nhóm ngành như đầutư công, dệt may, thủy sản, ngân hàng,.. nếu chúng ta nhìn về câu chuyện dài có thể tự tin được".
Điểm nhấn thị trường 31/7: Bộ đôi Vingroup tăng trần, VN-Index thanh khoản tỷ đô Thị trường chứng khoán ngày 31/7 diễn biến rất tích cực, đà tăng bất ngờ của bộ đôi VHM - VIC đã giúp VN-Index tiếp ... |
Lãnh đạo bị bắt, doanh nghiệp đối mặt nhiều khó khăn, NĐT kỳ vọng gì ở cổ phiếu "APEC"? VN-Index diễn biến tương đối tích cực trong phiên giao dịch cuối cùng của tháng 7/2023. Đáng chú ý, cổ phiếu thuộc hệ sinh thái ... |
Kết quả kinh doanh quý 2 kém sắc, nhóm cổ phiếu thép diễn biến trái chiều Mở đầu phiên giao dịch cuối cùng của tháng 7, VN-Index tiếp tục xu hướng tăng điểm với thanh khoản kỷ lục. Đi ngược với ... |
Thiên Dương
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|