MBS: VIB khó đạt mục tiêu tăng trưởng tín dụng 30% trong năm 2022 |
Kể từ đầu tháng 11, lãi suất cơ sở với mức trên 10%/năm đã xuất hiện phổ biến hơn tại nhiều ngân hàng. Lãi suất cơ sở là dấu mốc để ngân hàng tính lãi suất cho vay với công thức bằng là lãi suất cơ sở cộng thêm biên độ 3-4%/năm.
Cụ thể, ABBank vừa công bố áp dụng lãi suất cơ sở cho vay khách hàng cá nhân là 10,64%/năm kể từ ngày 17/11/2022, tăng hơn 1%/năm so với tháng trước. Ngân hàng TPBank cũng áp dụng lãi suất cơ sở cho vay khách hàng cá nhân với mức thấp nhất là 9,1%/năm cho kỳ hạn 1 tháng và cao nhất là 10,6%/năm cho kỳ hạn trên 12 tháng.
Lãi suất cơ sở của VPBank tăng từ mức 8,6-10,6%/năm lên dao động từ 9,7-10,7%/năm. Ngân hàng Eximbank tăng lãi suất cơ sở kỳ hạn 1 năm lên thành 8,3%/năm, từ 1-5 năm dao động từ 9,25-9,45%/năm và trên 5 năm là từ 9,4-9,6%/năm.
Lãi suất cho vay chạm đỉnh 16%. (Ảnh minh họa) |
Một số ngân hàng cũng đang áp dụng lãi suất cơ sở ở mức rất cao như tại Techcombank lãi suất cơ sở cao nhất tới 12,15%/năm; Ngân hàng SHB khoảng từ 10-11,3%/năm; Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB) áp dụng lãi suất cơ sở dao động từ 9,1-11,4%/năm...
Với biểu lãi suất cơ sở tăng từ 0,5-1,2%/năm như trên, lãi suất cho vay tại các ngân hàng hiện đã tăng mạnh lên trên mức 10%/năm, thậm chí còn lên tới 15-16%/năm, trừ các khoản vay theo chính sách ưu đãi dành cho các lĩnh vực ưu tiên.
Như vậy, lãi suất cơ sở tháng 11 này tăng khá mạnh so với trước đó. Đây là cơ sở để các ngân hàng tăng lãi suất cho vay. Thông thường, các nhà băng sẽ tính lãi suất cho vay theo công thức lãi suất cơ sở cộng thêm biên độ 3-4%.
Biểu lãi suất cho vay của nhiều ngân hàng hiện tăng từ 0,5-1,2% so với đầu tháng 10. Lãi suất cho vay thời gian tới sẽ khó ở mức dưới 10%/năm, trừ các khoản vay theo chính sách ưu đãi dành cho các lĩnh vực ưu tiên.
Lãi suất cho vay tăng nhanh gây áp lực không nhỏ cho các doanh nghiệp và người đi vay. Các ngân hàng đang cho vay với mức lãi suất trung bình 12-14%/năm. Thậm chí, một số ngân hàng có lãi suất cho vay ở kỳ hạn 12 tháng lên tới 16%/năm.
Theo các chuyên gia tài chính, áp lực tăng lãi suất cho vay sẽ chưa thể hạ nhiệt trong ngắn hạn. Do đó, người vay tiền cần tính toán, cân đối chi phí để tránh rơi vào tình trạng vỡ nợ.
PGS.TS Đinh Trọng Thịnh cho rằng lãi suất cho vay sẽ khó giảm trong bối cảnh này, thậm chí còn tiếp tục tăng khoảng 0,5-1%. Do đó, doanh nghiệp và người dân vay ngân hàng cũng cần tính đến việc trả một phần nợ gốc cho ngân hàng để giảm bớt số tiền lãi phải trả hàng tháng, phần nào sẽ giúp giảm áp lực tài chính khi lãi suất cho vay tăng nhanh như hiện nay.
''Khi vay mua nhà, mua xe, người vay tiền cần tính toán tổng tiền trả lãi và gốc hàng tháng không quá 60% tổng thu nhập để tránh rơi vào tình trạng vỡ nợ, dẫn đến ngân hàng phải áp dụng nhiều biện pháp mạnh tay để thu hồi nợ vay", Chuyên gia kinh tế - TS. Nguyễn Trí Hiếu khuyến cáo.
Tại phiên thảo luận chiều 28/10 của Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng nhấn mạnh, trong điều hành chính sách kinh tế vĩ mô và tiền tệ, luôn cần đánh giá, xác định những mục tiêu trọng tâm, trọng điểm trong từng giai đoạn. Nhưng mục tiêu xuyên suốt vẫn là góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an toàn hệ thống để góp phần phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Thống đốc cũng cho rằng, trong ngắn hạn có thể cần phải lựa chọn đánh đổi giữa các mục tiêu. Ví dụ, để ổn định thị trường ngoại hối, phải chấp nhận tỷ giá, lãi suất tăng lên. Đối với doanh nghiệp, khi lãi suất tăng có thể ảnh hưởng một chút đến sản xuất, tăng trưởng kinh tế chậm lại. Nhưng với sự ổn định của thị trường tiền tệ, ngoại hối và hoạt động ngân hàng, sẽ có điều kiện để tăng tốc, phát triển hơn.
Trước đó, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng từng chia sẻ việc giảm lãi suất cho vay theo chỉ đạo của Quốc hội trong thời gian tới sẽ gặp nhiều khó khăn, thách thức do các ngân hàng trung ương lớn trên thế giới tiếp tục đẩy nhanh tiến trình thu hẹp nới lỏng chính sách tiền tệ, điều chỉnh tăng lãi suất nhanh và mạnh.
Hoàng Quyên
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|