Lãi 'mỏng' hơn 100 triệu đồng năm 2022, Giày Thượng Đình (GTD) ngắt mạch thua lỗ 5 năm

(Banker.vn) Giày Thượng Đình (GDT) vừa công bố BCTC kiểm toán năm 2022 với doanh thu thuần đạt 109 tỷ đồng, lãi sau thuế 117 triệu đồng, thoát lỗ sau 5 năm liên tục báo lỗ.

Năm 2022, Giày Thượng Đình (GTD) đạt doanh thu thuần 109 tỷ đồng, đi ngang so với cùng kỳ 2021. Tuy nhiên, nhờ các chỉ tiêu khác phần lớn đều ghi nhận sự cải thiện đáng kể, Giày Thượng Đình bất ngờ báo lãi sau thuế đạt 117 triệu đồng, sau 5 năm liên tục báo lỗ kể từ 2017.

Trước đó, các năm 2017, 2019, 2020, mỗi năm Giày Thượng Đình lỗ đến hơn 13 tỷ. Tuy nhiên, nợ phải trả của Giày Thượng Đình đã tăng lên 72 tỷ, tăng 11% so với năm trước, phần lớn là nợ ngắn hạn.

Theo báo cáo tài chính đã kiểm toán năm 2021, doanh thu của giày Thượng Đình là 108 tỷ đồng, tăng nhẹ so với mức 104 tỷ đồng đạt được năm trước. Giá vốn bán hàng giảm, lợi nhuận gộp tăng hơn so với năm trước.

Chi phí tài chính giảm nhẹ trong khi chi phí bán hàng tăng, kết quả, lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp giày dép này âm 774 triệu đồng, khởi sắc hơn nhiều so với con số lỗ gần 14 tỷ đồng năm trước.

Giày Thượng Đình có lãi trở lại sau 5 năm lỗ liên tiếp.
Giày Thượng Đình có lãi trở lại sau 5 năm lỗ liên tiếp.

Lỗ luỹ kế tính đến cuối năm 2021 là gần 50 tỷ đồng. Theo ý kiến của kiểm toán, tại thời điểm cuối 2021, số dư nợ ngắn hạn lớn hơn tài sản ngắn hạn, khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty có thể không được đảm bảo.

Vốn điều lệ của Giày Thượng Đình đến nay là 93 tỷ đồng. Trong đó, UBND TP. Hà Nội nắm 68,67% vốn, Công ty CP Đầu tư thương mại Thái Bình sở hữu 10% và phần còn lại do các cổ đông khác nắm giữ.

Được thành lập từ năm 1957, Giày Thượng Đình tiền thân là xưởng X30 thuộc Cục quân nhu – Tổng cục Hậu cần, chuyên sản xuất mũ cứng và dép cao su phục vụ quân đội. Năm 1993, cái tên Giày Thượng Đình chính thức được áp dụng và trở thành một thương hiệu gần gũi với đời sống người Việt.

Năm 2015, Giày Thượng Đình quyết định IPO trên sàn HNX và chuyển mô hình hoạt động sang Công ty CP vào năm 2016.

Trải qua hơn 60 năm, Giày Thượng Đình hiện nay có thị trường xuất khẩu sang các nước EU, Châu Úc và một số nước Châu Á. Tuy nhiên, 5 năm qua, làn sóng hàng hiệu như Adidas, Puma, Nike... đổ bộ Việt Nam, dấy lên cuộc tranh khốc liệt giữa các thương hiệu giày dép ngoại và hàng nội địa, khiên giày Giày Thượng Đình gần như bị lép vế hoàn toàn.

Thực tế, việc có lãi khiêm tốn trở lại vẫn chưa đủ để xoá khoản lỗ luỹ kế gần 50 tỷ đồng của công ty này.

Theo quyết định số 908 của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 29/6/2020, UBND TP. Hà Nội sẽ phải thực hiện thoái vốn nhà nước tại 28 doanh nghiệp, hạn chót đến hết năm 2020. Theo đó, UBND TP. Hà Nội buộc phải thoái toàn bộ 68,67% vốn tại Công ty CP Giày Thượng Đình trước ngày 31/12/2020, tuy nhiên đến thời điểm hiện tại việc thoái vốn vẫn chưa hoàn tất.

Giầy Thượng Đình (GTD) trong năm 2019 đặt mục tiêu có lãi 50 triệu đồng

TBCKVN - Công ty Cổ phần Giầy Thượng Đình (UPCOM – Mã chứng khoán: GTD) đề ra kế hoạch kinh doanh đi ngang về doanh thu ...

Người đi từ phía Thượng Đình (GTD), trên ô đất cũ còn mình Rạng Đông (RAL)

Không giống như Bóng đèn Phích nước Rạng Đông vẫn ghi nhận kết quả kinh doanh tăng đều qua các năm, CTCP Giày Thượng Đình ...

Giày Thượng Đình (GTD) vướng "lời nguyền" cổ phần hóa hay bi kịch từ "đất vàng" Nguyễn Trãi?

Hàng chục năm trước, Giày Thượng Đình (Mã: GTD) từng “vang bóng một thời”, được người tiêu dùng Việt ưa thích lựa chọn. Tuy nhiên, ...

Phúc Lâm

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán