Lai Châu: Khai thác tiềm năng, phát triển thủy điện hiệu quả

(Banker.vn) Với đặc điểm địa hình nhiều sông, suối, có độ dốc cao, dòng chảy xiết… Lai Châu đã khai thác tốt tiềm năng thủy năng để thu hút đầu tư, phát triển thủy điện.
Lai Châu: Phổ biến quy định về bảo vệ tài nguyên khoáng sản đất hiếm đến người dân Lai Châu thúc đẩy thanh toán tiền điện không dùng tiền mặt

Những năm qua, tỉnh Lai Châu đã khai thác được tiềm năng thủy năng các sông, suối để thu hút đầu tư thủy điện. Các dự án trên địa bàn Lai Châu đã và đang phát huy tốt hiệu quả sau đầu tư, đóng góp một phần sản lượng điện cho lưới điện quốc gia, góp phần quan trọng vào đảm bảo an ninh năng lượng, tăng giá trị sản xuất công nghiệp, phát triển thủy sản lòng hồ… thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

Lai Châu: Khai thác tiềm năng, phát triển thủy điện hiệu quả
Công trình Nhà máy thủy điện Lai Châu (Ảnh: Gody.vn)

Ông Nguyễn Trọng Thức –Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Lai Châu thông tin: Về quy hoạch thủy điện, hiện nay quy hoạch tỉnh Lai Châu thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, trong đó đã tích hợp 160 dự án thủy điện đã được Bộ Công Thương phê duyệt quy hoạch với quy mô tổng công suất 4.271,35MW, điện lượng trung bình năm là 15,6 tỷ triệu kWh.

Hiện nay, UBND tỉnh Lai Châu đã được cấp chủ trương đầu tư 122 dự án với quy mô tổng công suất 3.866,15MW, điện lượng trung bình là 14.144 triệu kWh, tổng mức đầu tư trên 120.400 tỷ đồng. Đến thời điểm hiện tại tình hình thực hiện các dự án như sau: Có 54 dự án đã đưa vào vận hành phát điện với tổng công suất 29.950,55MW, điện lượng trung bình năm 11.043 triệu kWh. Trong 6 tháng đầu năm 2024, có 5 dự án đã hoàn thành với tổng công suất 55MW gồm các dự án thủy điện Mường Mít, Nậm Cuổi, Nậm Be 2, Nậm Cấu 1, Nậm Pì. Theo dự kiến, 6 tháng cuối năm 2024 có thêm 11 dự án với tổng công suất 196MW, nâng tổng số công trình hòan thành và xây dựng là 65 công trình với tổng công suất 3.146,85MW.

Song song với các công trình đã và chuẩn bị hoàn thành, hiện tại Lai Châu có 37 dự án thủy điện đã cấp chủ trương đầu tư và triển khai thi công có khối lượng xây dựng với quy mô tổng công suất lắp máy 558MW, điện lượng trung bình năm là 1.871 triệu kWh.

Lai Châu: Khai thác tiềm năng, phát triển thủy điện hiệu quả
Công trình thủy điện Pắc Ma tại huyện Mường Tè, Lai Châu (Ảnh: Vicco)

Cùng với đó, có 31 dự án thủy điện đã đã cấp chủ trương đầu tư nhưng chưa khởi công với quy mô tổng công suất lắp máy 387,4MW, điện lượng trung bình năm là 1.320 triệu kWh, đang hoàn thiện các thủ tục về đất đai, điều chỉnh quy hoạch…

Ông Nguyễn Trọng Thức đánh giá, các dự án thủy điện trên địa bàn Lai Châu đang phát huy tốt hiệu quả, góp phần tạo nguồn thu, nâng cao giá trị sản xuất công nghiệp, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động, xóa đói giảm nghèo cho nhân dân địa phương. Việc tuân thủ đúng qui trình vận hành đã giúp cắt, giảm lũ cho vùng hạ lưu trong mùa mưa, điều tiết nước phục vụ sinh hoạt, sản xuất trong mùa khô.

Đặc biệt, các dự án thủy điện vừa và nhỏ trên địa bàn phát huy tốt hiệu quả dự án, hầu hết các dự án không ảnh hưởng đến môi trường, không phải thực hiện tái định cư, diện tích đất thu hồi ít vì các dự án chủ yếu thiết kế tuyến năng lượng sử dụng hầm dẫn nước, nhà máy nhỏ, đập thấp. Mặt khác, khác dự án này đã huy động được nguồn vốn đầu tư tư nhân, qua đó giảm vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước cho việc đảm bảo an ninh năng lượng.

Đánh giá có thể thấy rõ hiệu quả cụ thể của các dự án thủy điện tại Lai Châu. Về mặt phát triển kinh tế - xã hội, các công trình thủy điện đã đưa vào vận hành, hàng năm cung cấp cho hệ thống lưới điện quốc gia trên 07 tỷ kWh, đóng góp vào nguồn ngân sách địa phương. Dự kiến đến hết năm 2024, các nhà máy thủy điện trên địa bàn Lai Châu đóng góp vào ngân sách địa phương khoảng trên 1.500 tỷ đồng với các loại thuế, phí, dịch vụ môi trường…

Với các dự án thủy điện đang thi công, trong quá trình thi công sẽ tạo công ăn việc là cho người dân khu vực dự án. Ngoài ra, người dân khu vực dự án co được hưởng chi phí dịch vụ môi trường rừng do các công trình thủy điện chi trả, từ đó nâng cao thu nhập và ý thức giữ rừng của người dân.

Đối với vấn đề môi trường, cơ bản các dự án thủy điện tại Lai Châu đã thực hiện đúng qui định khi triển khai dự án như việc báo cáo đánh giá tác động môi trường, vận hành nhà máy thủy điện chấp hành đúng theo nội dung đã được phê duyệt. Các dự án thủy điện đều bố trí hạng mục xả dòng chảy tối thiểu theo quy định về xác định dòng chảy trên sông, suối và hạ lưu các hồ chứa, đập dâng để trả nước cho khác công trình cấp nước sinh hoạt, tưới tiêu cho diện tích canh tác của người dân trong vùng dự án.

Trong quá trình vận hành, các nhà máy thủy điện trên địa bàn tỉnh Lai Châu chấp hành tốt các quy định trong giấy phép khai thác mặt nước của Bộ tài nguyên và Môi trường; quy trình vận hành hồ chứa; phương án bảo vệ an toàn đập, hồ chứa; các khoản thuế, phí phải nộp.

Minh Thư

Theo: Báo Công Thương
    Bài cùng chuyên mục