Kỳ vọng KQKD quý 3 tích cực, cổ phiếu DCM tăng trần với thanh khoản lớn

(Banker.vn) Trong phiên giao dịch hôm nay, cổ phiếu DCM và DPM bắt đầu có dấu hiệu tăng trưởng khi vào mùa vụ cuối năm - nhu cầu phân ure tăng đáng kể.

Kết thúc phiên 4/10, chỉ số VN-Index hồi phục với 339 mã tăng, chỉ số tăng thêm 10,57 điểm (tương đương 0,95%), tăng nhẹ lên mốc 1.120 điểm. Đáng chú ý. trong phiên giao dịch hôm nay, cổ phiếu DCM chạm mức 35.000 đồng, tức tương đương tăng trần 6,87% với thanh khoản giao dịch đạt hơn 11 triệu đơn vị, gấp 2,14 lần so với phiên trước (3/10).

Kỳ vọng KQKD quý 3 tích cực, cổ phiếu DCM tăng trần với thanh khoản lớn
Diễn biến giá cổ phiếu DCM trong phiên hôm nay.

Cùng chiều, cổ phiếu DPM ghi nhận nhịp tăng tích cực khi liên tục đi ngược thị trường trong vòng 3 phiên: 2/10; 3/10 và 4/10. Kết thúc phiên giao dịch giữa tuần (4/10), DPM tăng 3,42%, với thanh khoản giao dịch đạt hơn 6,6 triệu đơn vị, vượt trội hơn 33% khối lượng so với phiên ngày hôm qua. Đà tăng của bộ đôi DCM và DPM một phần thể hiện kỳ vọng vào tình hình kinh doanh của 2 doanh nghiệp trong quý 3/2023.

Tình hình kinh doanh của DCM 8 tháng đầu năm

Trong tháng 8/2023 sản lượng urê của DCM đạt 50.160 tấn, giảm 40% so với tháng 7/2023, chủ yếu do công ty ngừng hoạt động máy móc để thực hiện bảo dưỡng tổng thể định kỳ từ ngày 17 đến 25/8. Sản lượng Urê tiêu thụ trong tháng của Đạm Cà Mau đạt 131.950 tấn, trong đó tiêu thụ trong nước đạt 57.910 tấn, xuất khẩu đạt 74.040 tấn, tăng lần lượt 32% và 376% so với tháng 7/2023.

Lũy kế 8 tháng đầu năm Năm 2023, DCM đã xuất khẩu 232.020 tấn urê, vượt mục tiêu cả năm là 7.020 tấn urê. Tính đến tháng 8/2023, Đạm Cà Mau chưa ghi nhận kết quả sản xuất phân NPK. Tuy nhiên, lượng tiêu thụ sản phẩm phân bón này cao gấp 8,9 lần so với tháng 7/2023 khi đạt 9.250 tấn.

Tháng 9/2023, Đạm Cà Mau đạt mục tiêu sản lượng 78.580 tấn urê, tăng 56% so với tháng trước; Sản lượng NPK đạt 11.000 tấn. Kế hoạch tiêu thụ urê trong tháng đạt 60.000 tấn, trong đó tiêu thụ trong nước đạt 42.500 tấn (giảm 26% so với tháng trước) và xuất khẩu đạt 17.500 tấn (giảm 76%).

Triển vọng ngành phân bón trong quý 4

Báo cáo chuyên đề gần đây của Công ty Chứng khoán Rồng Việt (HOSE: VDS) cho thấy, cuộc đấu thầu phân bón tại Ấn Độ trong tháng 8/2023 có thể tạo tâm lý tích cực trong ngắn hạn lên giá ure. Đồng thời, việc Brazil và Mỹ đang bước vào mùa gieo trồng có thể hỗ trợ giá phân bón.

Cũng theo VDS, trong 6 tháng đầu năm 2023, sản lượng xuất khẩu giảm 25% so với cùng kỳ năm 2022. Khi nguồn cung trên thế giới được đảm bảo, chủ yếu đến từ Nga và Trung Quốc, cơ hội gia tăng sản lượng xuất khẩu của Việt Nam sẽ không còn nhiều. Theo đó, VDSC dự báo sản lượng phân bón xuất khẩu trong nửa cuối năm có thể giảm 22% so với cùng kỳ năm ngoái.

Việc Ấn Độ hạn chế xuất khẩu gạo và Nga rút khỏi Sáng kiến ngũ cốc Biển Đen làm dấy lên lo ngại về an ninh lương thực toàn cầu. Điều này có thể khiến các quốc gia tăng sản lượng gieo trồng và tăng tiêu thụ phân bón.

Một tín hiệu tích cực khác của ngành Phân bón đến từ kỳ vọng vụ Đông - Xuân năm nay do sản lượng sản xuất ure cuối năm thường cao hơn nửa đầu năm 5%-12%. Do đó VDS kỳ vọng các công ty sản xuất ure hàng đầu như Đạm Phú Mỹ (HOSE: DPM) và Đạm Cà Mau (HOSE: DCM) có thể tận dụng cơ hội này để tăng sản lượng kinh doanh. Đối với các doanh nghiệp khác, do mức nền thấp, VDS kỳ vọng sản lượng tiêu thụ có thể tăng 43% so với cùng kỳ trong 6 tháng cuối năm nay.

Chứng khoán phiên sáng 4/10: Nhịp hồi xuất hiện, VN-Index lấy lại mốc 1.120 điểm

Trong phiên giao dịch sáng ngày 4/10, nhóm cổ phiếu chứng khoán bất ngờ tăng mạnh, qua đó dẫn dắt chỉ số VN-Index hồi phục ...

VinaCapital: Không nên đầu tư vào công ty có cú huých ngắn hạn, thay vào đó là chọn “nhà vô địch nhiều năm”

Bà Nguyễn Hoài thu, Tổng giám đốc Điều hành Quỹ Đầu tư Chứng khoán VinaCapital cho rằng, Việt Nam là địa chỉ hấp dẫn của ...

Hồi phục với thanh khoản thấp tại mốc MA200, VN-Index liệu đã tạo đáy?

Thị trường chứng khoán ghi nhận phiên phục hồi sau khi chỉ số VN-Index chạm ngưỡng MA200 điểm.

Nguyen Luong

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán