Tổng cục Thống kê công bố Báo cáo tình hình kinh tế-xã hội tháng 10 và 10 tháng năm 2024.
Tăng trưởng FDI tích cực trong 10 tháng đầu năm
Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, tổng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đăng ký vào Việt Nam đến ngày 31/10/2024 đạt 27,26 tỷ USD, tăng 1,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Đặc biệt, vốn FDI thực hiện tại Việt Nam ước đạt 19,58 tỷ USD, đánh dấu mức tăng trưởng ấn tượng 8,8%. Điều này cho thấy Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài, góp phần tạo động lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế.
Việt Nam xuất siêu kỷ lục vượt 23 tỷ USD |
Bên cạnh đó, đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài cũng ghi nhận các kết quả tích cực. Trong 10 tháng qua, 124 dự án được cấp mới giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đạt 429,9 triệu USD, tăng 71,2% so với năm trước. Tổng vốn đầu tư ra nước ngoài (bao gồm vốn cấp mới và điều chỉnh) đạt 473,1 triệu USD, tăng 11,5% so với cùng kỳ năm trước, phản ánh xu hướng mở rộng đầu tư của doanh nghiệp Việt.
Cán cân thương mại xuất siêu ấn tượng
Trong tháng 10, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 69,19 tỷ USD, tăng 11,8% so với cùng kỳ. Lũy kế 10 tháng, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 647,87 tỷ USD, tăng 15,8%. Cụ thể, xuất khẩu đạt 335,59 tỷ USD, với khu vực trong nước đạt 93,97 tỷ USD và khu vực đầu tư nước ngoài đạt 241,62 tỷ USD. Nhóm hàng công nghiệp chế biến chiếm tỷ trọng cao nhất với 88%.
Kim ngạch nhập khẩu cũng ghi nhận mức tăng trưởng 16,8%, đạt 312,28 tỷ USD. Đáng chú ý, Hoa Kỳ và Trung Quốc vẫn là hai đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam, với Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất, đạt 98,4 tỷ USD, trong khi Trung Quốc là nguồn nhập khẩu lớn nhất, đạt 117,7 tỷ USD. Kết quả là, Việt Nam đạt thặng dư thương mại 23,31 tỷ USD trong 10 tháng đầu năm.
Số lượng doanh nghiệp thành lập mới tăng mạnh
Tháng 10/2024, số lượng doanh nghiệp mới thành lập đạt gần 14.200, tăng 26,5% so với tháng trước. Đặc biệt, số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động cũng tăng mạnh, đạt gần 8.700 doanh nghiệp, tăng 33,5%. Tính chung trong 10 tháng, Việt Nam có hơn 202.300 doanh nghiệp mới và doanh nghiệp hồi sinh, tăng 9,1% so với cùng kỳ. Con số này cho thấy niềm tin của doanh nghiệp vào triển vọng phát triển kinh tế.
Những điểm sáng khác trong bức tranh kinh tế
Ngoài những lĩnh vực chính, các ngành khác cũng ghi nhận các kết quả khả quan. Trong tháng 10, Việt Nam đã đón 1,42 triệu lượt khách quốc tế, tăng 27,6% so với cùng kỳ năm trước. Lũy kế 10 tháng, lượng khách quốc tế đạt 14,1 triệu lượt, tăng 41,3%. Lĩnh vực vận tải hành khách và hàng hóa cũng đạt mức tăng trưởng lần lượt là 8,8% và 13,2%, cho thấy sự phục hồi mạnh mẽ của ngành dịch vụ.
Đề nghị ADB hỗ trợ vốn cho các dự án lớn và khu vực tư nhân của Việt Nam Sáng 6/11, tại thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, trong chương trình công tác tại Trung Quốc, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp ... |
Đột phá mở đường, huy động những nguồn lực mới trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam vừa kết thúc tốt đẹp chuyến thăm đến ba nước Trung Đông ... |
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc: Phấn đấu năm 2024, CPI không vượt quá 4% Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc, Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá, nhấn mạnh mục tiêu "phấn đấu năm 2024, CPI không ... |
Hoàng Nguyễn