Trong sự nghiệp đầu tư chứng khoán của mình, tôi nhớ nhất là những lần mất tiền do không dũng cảm “cắt lỗ”, tức là bán khi cổ phiếu mất giá. Bán khi đang có lãi thì không nói làm gì, nhưng một kỹ năng quan trọng của dân đầu tư cổ phiếu là bán khi thấy cổ phiếu đó không có khả năng hồi phục trong tương lai.
Tôi không nhớ rõ bao nhiêu lần mất tiền do không dũng cảm cắt lỗ, chỉ biết rằng hấu hết đều xuất phát từ trạng thái “tham lam” và “nhận định sai”. Tất cả nguyên nhân cũng chỉ vì sự hứng khởi thái quá khi “nghe phong thanh” được tin phát hành và chia cổ phiếu. Thời kỳ đó có thể coi là “hoàng kim” đối với các đội “cá mập” đánh penny lên và cả những chú “gà con” đu theo con tàu giàu sang có tên “đội lái”. Một sai lầm khác của tôi là không dũng cảm cắt lỗ khi thấy có thanh khoản. Rõ ràng là mua những cổ phiếu nhỏ đó thì cũng chỉ là dựa theo tin đồn chứ nó thực sự tốt hay không thì chỉ có trời biết, đất biết và “đội lái” biết mà thôi.
Cả sàn giao dịch như trong cơn hứng khởi bao lâu mới có một lần. Cà phê được gọi liên tục. Đến mức có người còn xách laptop ăn nghỉ ngay tại băng ghế. Trên điễn đàn và các hội nhóm cứ “ting ting” liên tục. Hàng loạt thông tin cả giả và thật tứ tuôn ra từ khắp nơi. Sóng này sóng kia cứ thế mà nối tiếp nhau, có sóng cả tuần, có sóng chỉ một hai ngày là hết. Vấn đề ở đây là những người không bán kịp thì sẽ ... “tèo”.
Thật buồn, trong số những người lỗ lại có tôi. Cũng chỉ vì không dám bán ra khi đã lỗ. Giống như xe buýt đã đi quá bến, càng ở lại thì càng mất thời gian. Khi con sóng đã qua, tin tốt lại xuất hiện khiến tôi tin tưởng rằng giá cổ phiếu đó sẽ lên, nhưng không, tôi càng lỗ nặng.
Thật ra, không chỉ penny mà kể cả cổ phiếu lớn cũng cần dũng cảm cắt lỗ nếu thấy không ổn, dù đó có thể là cổ phiếu “tốt” theo quan điểm của cá nhân nhà đầu tư.
Đó là một ngày ảm đạm. Quán cà phê nhỏ cạnh sàn giao dịch của công ty chứng khoán lại đông người. Đó là các nhóm nhà đầu tư thảo luận sôi nổi về thị trường chứng khoán. Ai cũng nói về “cú hích” nổi bật trong những ngày qua dù thông tin chung chẳng mấy tốt đẹp. Cách đây hơn chục năm, khi triển vọng của thị trường là sáng nhưng ai dám nói mình sẽ chắc chắn có lãi nếu đầu tư vào một công ty tốt, nhất lại là “lướt sóng” ngắn hạn. Ấy vậy mà khí thế “lên tàu” của các nhóm nhà đâu tư cả ngoài quán cà phê và trên các diễn đàn mạng lại vô cùng hứng khởi.
Ảnh minh họa |
Và đó là lúc mà các con số trên bảng điện tử cứ nhảy nhót không ngừng. Hết xanh rồi tím rồi lại đỏ. Thanh khoản không cao mới có chuyện như vậy và tâm lý dùng dằng chưa muốn vào cũng xuất hiện. Đến khi vào rồi thì lại dùng dằng không muốn cắt lỗ khi cổ phiếu cứ giảm từ từ.
Kinh nghiệm thật sự thì không ai dạy cho mình cả mà phải đến từ chính những lần mất tiền của chính ta. Một đàn anh có thâm niên lão luyện đúc kết ra như vậy. Sai lầm của mỗi người là khác nhau và không ai giống ai, nhưng một trong số chúng đến từ việc không cắt lỗ chính xác. Khi thị trường chưa biết đằng nào mà lần thì các blue chip thường được dân tình “tránh bão”.
“Kiểu gì mà chả cõ lãi”. Câu thường xuyên được các nhà đầu tư lỡ “ôm” hay sử dụng. Đơn giản vì họ cứ giữ mãi chứ không phải “cắt mãi”. Tính ra việc cắt lỗ đúng lúc đem lại nhiều lợi ích không kém gì việc chốt lời cả. Mới nghe có vẻ “có gì đó sai sai” nhưng với người đã “ngấm đòn” mới thấy tính đúng đắn của việc đó.
Lại nói về câu chuyện của “ngày hứng khởi” hôm ấy. Chẳng hiểu ma xui quỷ khiến thế nào, tôi mua vào khá nhiều trong tâm trạng bị kéo theo khí thế của người khác. Sau khi đặt lệnh xong, tôi giật mình nhận ra hầu hết số cổ phiếu đã mua là “vớ vẩn”. Rõ ràng mình chủ trương phải nghiên cứu kỹ càng rồi mới mua nhưng sao lại thế này? Niềm tin là một thứ đến và đi rất nhanh nếu bạn là người yếu bóng vía trong thị trường chứng khoán. Chỉ hôm sau, khi mà cổ phiếu còn chưa về, tâm tạng tôi xấu đi trông thấy khi 3 trong 4 mã cổ phiếu mua vào hôm đó giảm sàn. “Đợi thêm xem, biết đâu rung lắc rồi lại đánh lên”. Đó lại là một suy nghĩ sai lầm nữa. Càng chờ đợi thì càng mất tiền, đến lúc cần quyết định nhanh thì lại chần chừ, dẫn đến khi mã cổ phiếu “đỏ lửa” lại không thể bán được. Kết cục là lỗ nặng, mọi sai lầm đều phải trả giá bằng tiền.
Kinh nghiệm cắt lỗ của một số “cao thủ” cho thấy, kể cả khi quyết định cắt lỗ sai lầm thì cũng tạo thành một thói quen đầu tư thận trọng. Ở thị trường Việt Nam, khi tính thanh khoản thay đổi khá nhanh thì việc ra quyết định không chỉ phụ thuộc vào phân tích cơ bản hay tình huống “có vẻ nguy hiểm”.
Vấn đề ở đây là cân nhắc giữa thiệt hại và mất đi cơ hội mà thôi. Đặc biệt là khi đầu tư các mã cổ phiếu có thị giá quá thấp thì lại càng phải cẩn thận, tích lũy kinh nghiệm và thông tin từ nhiều nguồn để có cái nhìn đúng đắn nhất về thị trường chung, về nhóm ngành và của chính cổ phiếu đó.
Đinh Thành Trung
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|