Kiểm soát chất lượng bánh Trung Thu, ngăn chặn vi phạm từ sản xuất

(Banker.vn) Ngăn chặn vi phạm từ sản xuất bánh Trung Thu. Sở Y tế Hà Nội sẽ chú trọng kiểm tra các khách sạn từ 3 sao trở lên...
Lâm Đồng: Kịp thời ngăn chặn vi phạm an toàn thực phẩm Công ty TNHH MTV Thuốc lá Sài Gòn: Góp phần ngăn chặn vi phạm quyền sở hữu trí tuệ Đồng bằng sông Cửu Long: Ngăn chặn vi phạm gian lận xuất xứ, bảo vệ thương hiệu gạo Việt

Sở Y tế Hà Nội sẽ chú trọng kiểm tra các khách sạn từ 3 sao trở lên có sản xuất, chế biến bánh Trung Thu, từ nguyên liệu đầu vào đến quy trình sản xuất, vệ sinh cá nhân của người sản xuất.

Kiem soat chat luong banh Trung Thu, ngan chan vi pham tu san xuat hinh anh 1
Lực lượng Quản lý Thị trường Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Công an kiểm tra các cơ sở kinh doanh bánh Trung Thu. (Ảnh: Đức Duy/Vietnam+)

Càng gần dịp Tết Trung thu, các vụ việc vi phạm về sản xuất, kinh doanh bánh Trung Thu có xu hướng tăng lên, trong đó nhiều sản phẩm bị phát hiện không rõ nguồn gốc, xuất xứ, thời hạn sử dụng… tiềm ẩn nhiều nguy hại tới sức khỏe của người tiêu dùng.

Chính vì vậy, để đảm bảo an toàn thực phẩm trong lĩnh vực này, các đơn vị chức năng đã triển khai nhiều giải pháp, vừa kiểm tra, kết hợp tuyên truyền, nhắc nhở qua đó nâng cao ý thức và trách nhiệm của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất.

"Nóng" hàng không rõ nguồn gốc

Chỉ còn gần 2 tuần nữa là đến Tết Trung thu. Cũng như mọi năm, các doanh nghiệp đều mở bán từ sớm trước đó cả tháng. Điều dễ nhận thấy, các thương hiệu tên tuổi đều tung ra các sản phẩm với mẫu mã đa dạng, giá cả phù hợp với các phân khúc của khách hàng.

Cùng với sự đa dạng về mẫu mã của các thương hiệu uy tín lâu năm, nhiều hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ cũng đã len lỏi, có thể gây nhiều hệ luỵ khó lường đối với sức khỏe người dân cũng như uy tín của doanh nghiệp trong lĩnh vực này.

Theo báo cáo của Tổng Cục Quản lý Thị trường, trong thời gian gần đây, lực lượng chức năng đã phát hiện và thu giữ nhiều sản phẩm bánh Trung Thu không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Mới nhất, ngày 14/9, Đội Quản lý Thị trường số 22 (Cục Quản lý Thị trường Hà Nội) phối hợp với Đội 7, phòng PC03, Công an Thành phố đã phát hiện và tạm giữ nhiều 122.100 sản phẩm bánh Trung Thu các loại có dấu hiệu nhập lậu tại một cơ sở thuộc phường Cổ Nhuế 2, quận Bắc Từ Liêm.

Trước đó vài ngày, cũng tại quận Bắc Từ Liêm, Đội Quản lý Thị trường số 22 phối hợp với Đội Cảnh sát Kinh tế, Công an quận Bắc Từ Liêm đã phát hiện và tạm giữ 4.608 chiếc bánh Trung Thu Bibizan có dấu hiệu là hàng hóa nhập lậu tại đường Thụy Phương, phường Đức Thắng.

Còn tại Thành phố Hồ Chí Minh, nngày 12/9, Đội Quản lý Thị trường số 4 (Cục Quản lý Thị trưởng Thành phố Hồ Chí Min) kiểm tra tại 2 điểm kinh doanh bánh trứng chảy, bánh Trung Thu trên địa bàn quận Phú Nhuận đã tạm giữ hơn 400 bánh Trung Thu trứng chảy, loại 6 cái/hộp 330g, không ghi xuất xứ, không có hóa đơn chứng từ, trên sản phẩm không có tài liệu liên quan đến chất lượng của hàng hóa kèm theo…

Kiem soat chat luong banh Trung Thu, ngan chan vi pham tu san xuat hinh anh 2
Nhiều sản phẩm trôi nổi, không rõ nguồn gốc, chất lượng bị thu giữ. (Ảnh: Đức Duy/Vietnam+)

Không chỉ các thành phố lớn, tại nhiều tỉnh thành khác, lực lượng chức năng cũng thu giữ rất nhiều sản phẩm bánh Trung Thu là hàng trôi nổi, không rõ nguồn gốc, xuất xứ…

Đơn cử, tại Hà Nam, ngày 12/9, lực lượng liên ngành kiểm tra 3 điểm kinh doanh thực phẩm tại phường Lương Khánh Thiện; phường Châu Sơn; xã Liêm Tiết, xã Đinh Xá, thành phố Phủ Lý đã phát hiện hơn 1.586 sản phẩm bánh Trung thu không có thông tin về nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa, không có hóa đơn chứng từ, chứng minh nguồn gốc xuất xứ hàng hóa theo quy định. Lo ngại hơn khi các hộ kinh doanh trình bày, toàn bộ số hàng trên được mua trôi nổi trên thị trường về bán lại kiếm lời.

Kiểm soát từ đơn vị sản xuất

Theo các chuyên gia, việc kiểm soát chất lượng đối với bánh Trung Thu phải tiến hành từ sớm, nhất là nguyên liệu đầu vào, đến các khâu chế biến, bảo quản sản phẩm…. đều phải tuân thủ các quy trình chặt chẽ, đúng quy định, bởi khi đã là thành phẩm, rất khó để kiểm soát chất lượng.

Đại diện Cục Quản lý Thị trường Hà Nam cho hay, những chiếc bánh Trung thu, thực phẩm không tem nhãn, không rõ nguồn gốc xuất xứ, không có tài liệu liên quan đến chất lượng sản phẩm, hàng hóa ... sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Do đó, khi lựa chọn và sử dụng, người tiêu dùng cần lựa chọn sản phẩm phải có nguồn gốc rõ ràng như trên sản phẩm có nhãn hàng hóa ghi đầy đủ các nội dung về thành phần, hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản, có tên của nhà sản xuất, địa chỉ nơi sản xuất..., tuyệt đối không nên lựa chọn, mua sản phẩm không có thông tin về nguồn gốc sản xuất của hàng hóa.

Kiem soat chat luong banh Trung Thu, ngan chan vi pham tu san xuat hinh anh 3
Lực lượng chức năng tỉnh Hà Nam kiểm tra một cơ sở sản xuất bánh Trung Thu. (Ảnh: Đức Duy/Vietnam+)

Về phía các lực lượng chức năng cũng tăng cường các biện pháp kiểm tra, đấu tranh ngăn chặn với các hành vi vi phạm về an toàn thực phẩm cũng như buôn lậu đối với mặt hàng này.

Theo bà Trần Thị Nhị Hà, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội, Sở Y tế đã thành lập 2 Đoàn kiểm tra và tăng cường kiểm tra các cơ sở trong lĩnh vực ngành quản lý. Cụ thể, Sở đã phân công các đơn vị chức năng để tổ chức các đoàn kiểm tra tất cả các cơ sở trên địa bàn.

Đặc biệt năm nay, Sở Y tế Hà Nội sẽ chú trọng kiểm tra các khách sạn từ 3 sao trở lên có sản xuất, chế biến bánh Trung Thu, từ nguyên liệu đầu vào đến quy trình sản xuất, vệ sinh cá nhân của người sản xuất và kiến thức của người sản xuất bánh Trung.

“Nếu phát hiện tồn tại và vi phạm sẽ kịp thời chấn chỉnh có giải pháp đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho dịp Tết Trung Thu,” bà nói.

Về phía Cục Quản lý Thị trường Hà Nội cũng ban hành Kế hoạch công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, xử lý vi phạm hành chính trong dịp Tết Trung thu trên địa bàn thành phố, trong đó lực lượng sẽ tăng cường kiểm tra, kiểm soát có trọng tâm, trọng điểm các mặt hàng bánh trung thu, nguyên liệu để sản xuất bánh Trung Thu, bao bì tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm bánh Trung Thu thu tại các làng nghề truyền thống trên địa bàn các quận, huyện: Bắc Từ Liêm, Hoài Đức, Thanh Trì; khách sạn, nhà hàng có sản xuất, kinh doanh sản phẩm này.

Cùng đó, kiểm tra giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở thuộc diện phải cấp giấy chứng nhận; Kiểm tra hoá đơn chứng từ, nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa, phụ gia thực phẩm, nguyên liệu để sản xuất bánh trung thu (vỏ và nhân bánh), bao bì tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm.

Tiếp đến là kiểm tra chất lượng, đo lường, công bố tiêu chuẩn sản phẩm, công bố hợp quy, công bố phù hợp quy định An toàn thực phẩm; điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm đối với sản phẩm bánh trung thu, văn hóa phẩm, đồ chơi trẻ em. Kiểm tra các quy định về giá, niêm yết giá và bán đúng giá niêm yết.

“Trong thời gian tới, lực lượng quản lý thị trường sẽ tiếp tục tăng cường kiểm tra, kiểm soát, thị trường, đặc biệt là các mặt hàng bánh Trung Thu, đồ chơi trẻ em...,” đại diện Cục Quản lý Thị trường Hà Nội cho hay./.

vietnamplus.vn

Theo: Báo Công Thương