Kết thúc nửa đầu năm 2022, tín dụng của MSB (Ngân hàng Hàng Hải) tăng trưởng 8,5% YTD, nhưng giảm nhẹ 70 bps so với cuối quý 1/2022 do Ngân hàng Nhà Nước chưa nới room trong quý2/2022. Thu nhập lãi thuần tăng trưởng 39% YoY lên 4.024 tỷ đồng. Thu nhập ngoài lãi của ngân hàng giảm mạnh 52,7% YoY còn 1.166 tỷ đồng do so sánh từ nền cao năm ngoái nhờ doanh thu một lần từ thành công gia hạn hợp đồng bancassurance trong năm 2021.
LNST của MSB trong nửa đầu năm 2022 tăng trưởng chậm lại với mức tăng 7% YoY (so với mức tăng 220% YoY vào nửa đầu năm 2021) và đạt 2.641 tỷ đồng. Kết thúc nửa đầu năm 2022, NIM của MSB cải thiện 64 bps so với cuối năm 2021 lên 4,32%, thuộc top 7 ngân hàng có NIM cao nhất toàn ngành.
PHS khuyến nghị mua cổ phiếu MSB (Ngân hàng Hàng Hải) với giá mục tiêu 29.500 đồng/cp. Hình minh họa |
Điểm nhấn đầu tư: Top 25% ngân hàng có tăng trưởng tín dụng nhanh nhất ngành. Bất chấp giãn cách xã hội, tăng trưởng tín dụng của MSB năm 2021 đạt 23,1%, thuộc top 25% ngân hàng có tăng trưởng tín dụng mạnh nhất. Chiến lược mạng lưới phân phối đa kênh, hoàn thiện kênh đối tác, và các kênh bán trực tiếp là lực lượng nòng cốt để thúc đẩy tăng trưởng tín dụng.
Hơn nữa, chiến lược phát triển hệ sinh thái số, kênh số và chiến lược chuỗi cũng sẽ tạo động lực tăng trưởng tín dụng cho MSB trong tương lai. Trong năm 2022, ngân hàng tiếp tục hai dự án chiến lược gồm thay mới Core-banking và xây dựng nhà máy số.
Hoạt động bán chéo bảo hiểm là động lực tăng trưởng thu nhập phí. Vào ngày 3/3/2021, MSB đã hoàn thành việc gia hạn hợp đồng bancassurance độc quyền với Prudential trong vòng 15 năm. Dự kiến, hoạt động này sẽ tạo ra nguồn thu ngoài lãi tăng trưởng đều 30% qua các năm cho MSB, chưa tính phí trả trước.
Đến gần cuối tháng 8/2022, NHNN chưa có động thái nới room tín dụng. Do đó, PHS điều chỉnh giảm tăng trưởng tín dụng năm 2022 của MSB còn 20%. PHS cho rằng xu hướng tăng lãi suất sẽ diễn ra nhanh chóng hơn vào nửa cuối năm 2022. Qua đó, duy trì ước tính NIM của MSB sẽ đạt 3,68%, không đổi so với năm 2021.
Do tăng trưởng tín dụng của MSB được kỳ sẽ chậm lại trong năm 2022, sử dụng phương pháp định giá chiết khấu thu nhập thặng dư (Residual Income) và P/B, PHS điều chỉnh giảm giá trị hợp lý đối với mỗi cổ phiếu MSB còn 29.500 đồng/cp. Dù vậy, nhờ các yếu tố nội tại của ngân hàng và sự cải thiện chất lượng tài sản, PHS đưa ra khuyến nghị: Mua cho cổ phiếu MSB.
Rủi ro: (1) Rủi ro nợ xấu; (2) Rủi ro cạnh tranh; (3) Rủi ro lãi suất.
Trên thị trường chứng khoán, chốt phiên 5/9, cổ phiếu MSB đang đứng tại mức, 18.900 đồng/cp, tăng 26% so với mức đáy ngày 21/6/2022. Khối lượng giao dịch đạt hơn 1,4 triệu đơn vị.
Diễn biến giá cổ phiếu MSB thời gian gần đây (Nguồn: TradingView) |
Ngày 31/8/2022, NHNN đã có văn bản chấp thuận việc Ngân hàng Hàng Hải (MSB) tăng vốn điều lệ thêm tối đa 4.725 tỷ đồng theo các phương án đã được Đại hội đồng cổ đông thường niên 2022 thông qua.
Cụ thể, MSB dự kiến phát hành gần 458,3 triệu cổ phiếu để trả cổ tức năm 2021, với tỷ lệ chia là 30%. Nếu phát hành thành công, vốn điều lệ của ngân hàng sẽ tăng thêm 4.582,5 tỷ đồng lên 19.857,5 tỷ đồng.
Nguồn sử dụng để phát hành cổ phiếu trả cổ tức là lợi nhuận chưa phân phối và thặng dư vốn cổ phần có thể sử dụng để chia cổ tức và tăng vốn sau khi trích lập đầy đủ các quỹ theo Báo cáo tài chính kiểm
Bên cạnh đó, MSB sẽ phát hành tối đa 14,25 triệu cổ phiếu thưởng theo chương trình lựa chọn cho người lao động năm 2022 (ESOP), dự kiến thực hiện sau khi phát hành cổ phiếu trả cổ tức tỷ lệ 30%. Vốn điều lệ sẽ tăng thêm 142,5 tỷ đồng sau khi hoàn tất phát hành ESOP.
Như vậy, sau khi hoàn tất các đợt phát hành cổ phiếu trả cổ tức và phát hành ESOP, vốn điều lệ của ngân hàng MSB sẽ tăng thêm 4.725 tỷ đồng, lên 20.000 tỷ đồng.
Cũng trong năm 2022, MSB sẽ thoái vốn tại Công ty tài chính TNHH một thành viên cộng đồng (FCCOM) có vốn điều lệ 500 tỷ đồng và thuộc sở hữu 100% của MSB. MSB dự kiến sẽ tìm đối tác chiến lược để chuyển nhượng một phần vốn tại FCCOM để cùng hợp tác đường dài với đối tác chiến lược hoặc chuyển nhượng 100% số vốn góp tại FCCOM để ngân hàng tập trung toàn bộ nguồn lực vào lĩnh vực kinh doanh chính.
Tại talkshow Bí mật đồng tiền số 35 của VTV Digital, chuyên gia SSIAM và chuyên giá SSI đều có nhận định tích cực đối với nhóm cổ phiếu ngân hàng.
Cụ thể, theo ông Tô Sơn Nam - Chuyên gia ETF Công ty Quản lý Quỹ (SSIAM) khi nhìn vào nội lực của nền kinh tế Việt Nam thì SSIAM thấy ngành ngân hàng sẽ là ngành dẫn dắt nền kinh tế Việt Nam, cũng như chỉ số VN-Index
Ngành tài chính có tổng tỷ trọng trong VN-Index là hơn 35% và tỷ trọng trong VN30 lên đến gần 45%. Số liệu thống kê cũng cho thấy ngành tài chính ngân hàng thường là chiếm đến 70-80% hiệu suất VN-Index. Điều này gắn chặt với các yếu tố cơ bản.
Ông Tô Sơn Nam - Chuyên gia ETF Công ty Quản lý Quỹ (SSIAM) |
Theo chuyên giá SSIAM, tại một thị trường cận biên mới nổi như Việt Nam, việc các công ty cần có vốn để có thể phát triển sản xuất kinh doanh, tăng trưởng lợi nhuận là khủng khiếp. Các công ty có thể lấy vốn từ việc niêm yết trên thị trường chứng khoán và phát hành trái phiếu. Tuy nhiên, về cơ bản nguồn vốn chính mà các công ty có thể tiếp cận được đó chính là nguồn vốn vay ngân hàng.
7 tháng đầu năm 2022, tăng trưởng tín dụng của Việt Nam đã là 9,15%, tức là mức tương đối cao so với chỉ tiêu cả năm mà Ngân hàng Nhà nước đặt ra là 14%. Có thể thấy nhu cầu về vốn ở trên thị trường là rất lớn, do đó, khi ngân hàng được các doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn cao tiếp cận thì hoạt động kinh doanh của ngân hàng sẽ tốt hơn.
Triển vọng của ngành ngân hàng cũng rất tốt đặc biệt thể hiện qua báo cáo tài chính quý II vừa được công bố khi nhiều ngân hàng ghi nhận kết quả kinh doanh khả quan. Nhìn vào hai chỉ số ROE và P/B, so với các ngân hàng trong khu vực, các ngân hàng Việt Nam hiện giờ đang hiệu quả nhất khi ROE thường xuyên ở mức 20-25% và P/B toàn ngành ở 1,4-1,5.
Nhận định về tiềm năng tăng trưởng lợi nhuận của ngành ngân hàng, chuyên gia SSIAM cho biết các ngân hàng Việt Nam vẫn cho vay rất tốt và doanh nghiệp Việt Nam vẫn cần vốn để cho vay sản xuất. Sự thâm nhập của các ngân hàng vào đại bộ phận dân số để ai cũng có tài khoản ngân hàng hiện giờ vẫn chưa cao và tiếp tục có dư địa tăng trưởng.
Một số động lực tăng trưởng khác của ngành ngân hàng có thể nói đến như ngân hàng thu phí giao dịch không tiền mặt, phí bảo hiểm. Khi nhà đầu tư nước ngoài nhìn vào hai chỉ số ROE và P/B thì thấy ngân hàng Việt rất hấp dẫn so với các ngân hàng trong khu vực như Indonesia hay Singapore.
Tại buổi talkshow này, ông Phạm Lưu Hưng - Kinh tế trưởng Chứng khoán SSI cho biết, báo cáo chiến lược tháng 7 của SSI cũng đưa ngành ngân hàng vào diện cổ phiếu có cơ hội tăng trong ngắn hạn.
Chuyên giá SSI chia sẻ thêm, về quan điểm của nhà đầu tư nước ngoài, trong giai đoạn mới đi làm ở SSI khi gặp một nhà quản lý quỹ lớn ở Mỹ, họ chia sẻ rằng đầu tư ở các thị trường nhỏ như Việt Nam thì họ chỉ nhìn vào hai ngành là ngành tài chính và tiêu dùng.
Ngoài ra, chúng tôi cũng giới thiệu tới độc giả các thông tin về giá khác mà nhiều người quan tâm được liên tục cập nhật như: #Tỷ giá ngoại tệ #giá vàng #Giá xăng dầu hôm nay #giá hồ tiêu hôm nay #giá heo hơi hôm nay #giá cà phê #cập nhật bảng giá điện thoại. Kính mời độc giả đón đọc.
Bia Sài Gòn - Miền Trung (SMB) sắp chi hàng chục tỷ đồng tạm ứng cổ tức 2022 Công ty CP Bia Sài Gòn - Miền Trung (HOSE - Mã: SMB) thông báo chốt trả tạm ứng cổ tức năm 2022 bằng tiền ... |
Louis Holdings "rời đi", một cá nhân bất ngờ "tìm đến" với Angimex (AGM) Ông Phúc ngồi vào ghế cổ đông lớn của Angemex trong bối cảnh cổ đông lớn của doanh nghiệp này – CTCP Louis Holdings vừa ... |
Cổ phiếu CFV tiếp tục kéo dài "chuyến bay" Còn tính đến thời điểm 14h30 chiều nay (5/9) , CFV đã nâng số phiên tăng trần lên con số 14, đưa giá cổ phiếu ... |
Hồng Quân
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|